Dấu hiệu thai chết lưu trong giai đoạn đầu mang thai chị em nào cũng cần phải biết
Thế nào là thai lưu?
Thai chết lưu còn được gọi là tình trạng thai lưu, lưu thai. Đây đều là tên gọi của hiện tượng thai chết trong bụng mẹ. Thai chết lưu chủ yếu xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kì (3 tháng đầu) do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.
Bạn đang mang thai? Hãy tìm hiểu kĩ các vấn đề thường gặp của thai nhi để kịp thời phát hiện để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.
Dấu hiệu thai chết lưu trong 3 tháng đầu như thế nào?
3 tháng đầu là thời kì thai mới làm tổ ở tử cung, thai nhi mới có tim thai và chủ yếu được nuôi dưỡng bằng nội tiết của người mẹ. Vì vậy, giai đoạn này cơ thể người mẹ rất nhạy cảm trước những biểu hiện mang thai hoặc bất thường về thai nhi.
Dưới đây là những dấu hiệu thai chết lưu trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần đặc biệt chú ý:
1. Không nghe được tim thai
Dấu hiệu thai lưu đầu tiên là bác sĩ không thể nghe được nhịp tim của bé khi siêu âm. Bất kì lần siêu âm nào bác sĩ cũng sẽ nghe nhịp tim thai để chẩn đoán những bất thường về thai nhi hoặc vấn đề tim của bé. Tim thai thường hình thành trong tuần thứ 6 – 9 của thai kì. Nếu trước đó bạn đã được nghe tim thai mà đợt sau thăm khám đột ngột không thấy tim thai, tim quá yếu đều biểu hiện thai nhi ngừng phát triển.
Khám thai không nghe được tim thai
2. Tử cung không nở rộng
Mặc dù 3 tháng đầu thai nhi còn rất bé nhưng tử cung của người mẹ đã có phản xạ giãn nở để phù hợp với sự phát triển của bào thai sau này. Nếu bạn không nhận thấy bụng to lên chút nào cần thăm khám thai ngay.
3. Đột ngột mất cảm giác nghén
Dấu hiệu thai chết lưu trong 3 tháng đầu có thể là bạn đột ngột hết nghén. 99% chị em đều cảm thấy khó chịu với thức ăn trong 3 tháng đầu mang thai. Chị em có thể đột ngột thèm một món ăn nào đó lạ, hoặc nhạy cảm hơn với các mùi hương, nôn và buồn nôn nhiều hơn. Nhưng nếu như những biểu hiện nghén bỗng dưng mất đi có thể em bé đã nguy hiểm.
4. Ra máu âm đạo
Ra máu âm đạo khi thai nhi vừa mới làm tổ được gọi là máu báo có thai. Nhưng nếu tình trạng ra máu này đột ngột xuất hiện khi thai nhi đã có tim thai thì nên đặc biệt chú ý. Đó có thể là những đốm nâu xuất hiện ở quần lót hoặc máu chảy thành vệt. Đây có thể do yếu tố nội tiết dẫn đến sảy thai bất thường.
5. Đau bụng kèm chảy máu
Bụng quặn đau, âm đạo chảy máu là dấu hiệu nguy hiểm cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Thai chết lưu ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe của chị em.
Thai chết lưu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Càng phát hiện bất thường về thai nhi sớm bạn càng sớm khỏe mạnh và sớm khôi phục cơ quan sinh sản để có thể mang thai lần sau.
Nguyên nhân thai chết lưu là gì?
Nguyên nhân thai chết lưu hiện chưa được làm rõ. Chủ yếu các bác sĩ chuyên khoa xác định những nguy cơ dẫn đến thai chết lưu là:
- Mang thai khi người mẹ lớn tuổi: Từ sau độ tuổi 35, chị em đã có thể phải đối mặt với nguy cơ thai mắc bệnh Down và sẩy thai, thai chết lưu cao hơn những chị em khác.
- Bệnh lý từ cơ thể người mẹ: Người mẹ bị bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường... nhất là đang điều trị bằng thuốc đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
- Người mẹ có tiền sử thai chết lưu: Người đã bị lưu thai cần phải làm xét nghiệm nhiễm sắc thể, xét nghiệm về máu… để giải mã nguyên nhân cụ thể và tránh thai lưu ở đợt sau.
- Những bất thường ở tử cung: Tử cung dị dạng, tử cung hai sừng, có khối u trong tử cung… đều dẫn đến ảnh hưởng thai nhi.
- Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng như: giang mai, Hiv ,listeriosir, rubella đều ảnh hưởng đến em bé.
- Bất thường bánh nhau, nhiễm sắc thể: Nhau thai không nhận được dinh dưỡng, thai nhi bị nhiễm sắc thể đều gây ra hiện tượng thai lưu.
- Biến chứng từ dây rốn: Dây rốn có tác dụng nuôi dưỡng em bé, kết nối dẫn truyền ô xi và máu từ người mẹ sang con. Nếu dây rốn có vấn đề em bé sẽ dễ bị lưu.
- Người mang song thai, đa thai: Song thai hay đa thai đều khiến chị em phải chịu nhiều áp lực hơn, thai nhi khó phát triển hơn.
- Do một số nguyên nhân khác như: Mẹ bị trầm cảm, stress quá độ, mẹ sử dụng chất kích thích như ma túy… đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
Muốn tìm hiểu tận gốc nguyên nhân gây thai chết lưu, bạn cần phải được thăm khám cụ thể, tư vấn các xét nghiệm máu, xét nghiệm nhiễm sắc thể, xét nghiệm về di truyền.
Xem thêm: Sảy thai tự nhiên có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Mách bạn cách xử lí khi bị lưu thai 3 tháng đầu
Khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo thai lưu, bạn nên tới bệnh viện thăm khám lại. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn để bảo vệ sức khỏe sinh sản và hạn chế nguy cơ thai lưu lần sau. Một số lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa thường là:
- Trong khoảng 3 tuần đầu của thai kì, nếu thai lưu sẽ tự đào thải ra khỏi cơ thể, biểu hiện là đau bụng, chảy máu âm đạo, xuất hiện cục máu đông… Bạn cần được thực hiện phương pháp siêu âm tử cung để xem thai nhi đã thực sự đảo thải ra khỏi cơ thể chưa.
- Khi thai có tuần tuổi lớn hơn cần có biện pháp đưa ra ngoài cơ thể càng sớm càng tốt. Bạn có thể được tư vấn dùng thuốc phá thai theo đường ngậm hoặc uống. Nếu thai lớn hơn nữa phải thực hiện phẫu thuật phá thai.
Lưu ý là bạn nên tới những bệnh viện chuyên khoa phụ sản lớn để được thực hiện các thủ thuật, tuyệt đối không nghe theo các cơ sở chui để bảo vệ cơ quan sinh sản. Bạn cũng không nên quá đau buồn, cần thư giãn nghỉ ngơi, ăn uống điều độ để cơ thể sớm phục hồi và chuẩn bị sẵn sàng cho lần mang thai sau.
Bí quyết ngăn ngừa thai chết lưu
Muốn phòng tránh thai chết lưu các mẹ bầu cần chú ý:
- Sống lành mạnh, không dùng chất kích thích, rượu bia, nước ngọt khi mang thai.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không ăn quá nhiều đồ bổ, đồ nhiều chất béo, dầu mỡ, mà nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Bổ sung axit folic để hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh khi mang thai.
- Sàng lọc trước khi mang thai và thăm khám đúng lịch đã hẹn.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp, tiểu đường thai kì, kiểm soát cân nặng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe.
- Những mẹ bầu đang phải sử dụng thuốc điều trị bệnh cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa cẩn thận.
Khang mẫu nhi - Sản phẩm hỗ trợ an thai hiệu quả từ thảo dược
Khang mẫu nhi - sản phẩm hỗ trợ an thai cho mẹ bầu
Khang mẫu nhi là sản phẩm được tinh chiết từ những dược phẩm “vàng” cho phụ nữ mang thai như: Củ gai, Thục địa, Sa nhân… giúp giảm co bóp tử cung, ngăn ngừa những triệu chứng ra máu, đau lưng, đau bụng, động thai. Khang mẫu nhi còn gia giảm thêm các vị thuốc bồi bổ máu huyết cho mẹ bầu như: Hoàng cầm, Đương quy, Đỗ trọng, Hoa hòe… Bồi bổ máu là điều không thể thiếu trong suốt thai kì, giúp mẹ bầu khỏe mạnh, cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Khang mẫu nhi được sản xuất bằng công nghệ dây chuyền hiện đại, tinh chiết các dược liệu dưới dạng viên nang mềm rất tiện lợi. Bạn cũng không phải lo lắng vì sản phẩm không gây tác dụng phụ cho người dùng.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...