Đau bụng bên trái khi mang thai: Mẹ bầu tuyệt đối đừng chủ quan

06:29 Ngày 14/07/2020
Đau bụng bên trái khi mang thai là tình trạng 80% chị em phải đối mặt. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai mà chị em nào cũng cần phải hiểu rõ.

Đau bụng bên trái khi mang thai là gì?

Cơn đau bụng bên trái của bà bầu thường ở vùng rốn đến xương chậu. Đau bụng có thể râm ran, âm ỉ hoặc thậm chí nhói ở bên trái nhiều ngày. Tình trạng này chiếm đa số là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mẹ bầu phải đối mặt.

Nếu bạn nhận thấy cơn đau bụng quá sức chịu đựng hoặc âm ỉ nhiều ngày không dứt tuyệt đối không được chủ quan mà cần phải tới gặp bác sĩ sản khoa để siêu âm làm rõ nguyên nhân đau bụng, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai khi nào không đáng lo ngại?

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng bên trái khi mang thai có thể do:

1.     Thai nhi làm tổ ở tử cung

Đau bụng bên trái khi mang thai 3 tháng đầu chủ yếu là hiện tượng thai nhi đang làm tổ trong tử cung. Bạn sẽ thấy đau đột ngột khi thay đổi tư thế, đứng lên ngồi xuống. Khi túi thai làm tổ ở thành tử cung không chỉ gây đau nhói bụng, đau âm ỉ vùng bụng dưới mà còn có thể khiến xuất huyết âm đạo với lượng máu nâu rất nhỏ. Tình trạng ốm nghén cũng sẽ đi kèm với những triệu chứng khó chịu này.

dau-bung-khi-mang-thai-1

Thai nhi làm tổ ở tử cung gây đau bụng âm ỉ

2.     Do các dây chằng bị chèn ép

Đau bụng bên trái khi mang thai những tháng cuối của thai kì cũng có thể là hiện tượng bình thường. Khi tử cung phát triển, thai nhi lớn lên sẽ gây chèn ép các dây chằng ở bụng và lưng, khiến bạn đau bụng, đau lưng nhiều hơn. Vùng đau thường lan rộng đến xương chậu nhưng không đi kèm các dấu hiệu bất thường nào khác.

3.     Do đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Đau bụng bên trái có thể do đau dạ dày. Tình trạng này thường gặp ở bà bầu khi dịch vị dạ dày tăng. Nhất là những bà bầu không kiểm soát ăn uống, thường xuyên ăn đêm rất hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Cơn đau bụng chủ yếu sẽ xảy ra sau khi ăn hoặc khi bạn đói. Thế nhưng tình trạng này không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trên đây là 3 nguyên nhân của đau bụng bên trái khi mang thai không nguy hại đến thai nhi nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì chúng còn tiềm ẩn những nguy cơ khác.

Đau bụng bên trái khi mang thai nguy hiểm khi nào?

Đau bụng bên trái khi mang thai nếu đi kèm với những triệu chứng ra máu âm đạo, đau buốt vùng sống lưng thì không thể coi thường. Đó có thể là những dấu hiệu nguy hại mà bạn đang phải đối mặt trong thai kì:

1.     Mang thai ngoài tử cung

Tình trạng này đau bụng thường ở cường độ cao, chảy máu âm đạo ồ ạt, và chỉ diễn ra ở những tuần đầu của thai kì. Hiện tượng này là do trứng đã thụ tinh không làm tổ ở tử cung mà lại đậu ở vòi trứng (chiếm 98%), khi chúng to lên, vỡ ra sẽ khiến đau đớn dữ dội kèm xuất huyết. Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định mổ càng sớm càng tốt để bảo toàn vòi trứng và tử cung.

dau-bung-mang-thai-2

Thai ngoài tử cung gây đau bụng dữ dội

2.     Nguy cơ dọa sảy thai

Đau âm ỉ vùng bụng dưới và chảy máu âm đạo có thể do bạn bị bóc tách túi thai, dọa sảy thai… Bạn cần tới gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn những biện pháp điều trị, dưỡng thai.

3.     Nhiễm trùng đường tiểu

Đau buốt vùng bụng dưới bên trái kèm theo hiện tượng tiểu buốt, tiểu dắt, ngứa vùng kín, nước tiểu màu vàng đậm… có thể do bạn đang bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Bạn cũng cần phải điều trị càng sớm càng tối, tránh vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến túi thai.

4.     Tiền sản giật

Đây là tình trạng phổ biến của những tháng cuối khi mang thai. Tiền sản giật thường đi kèm với triệu chứng cao huyết áp, phù chân tay, đau bụng âm ỉ nhiều ngày.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái rất đa dạng và cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Vì vậy bạn đừng chủ quan nhé, bất cứ triệu chứng bất thường nào cũng cần được bác sĩ tư vấn, thăm khám cụ thể.

Xem thêm: Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Giải pháp hạn chế đau bụng dưới bên trái khi mang thai cho mẹ bầu

Chị em có thể tham khảo một vài biện pháp giảm đau bụng khi mang thai như sau:

- Không đi giày cao gót, bạn hãy chọn giày đế mềm để thuận tiện đi lại, hạn chế bị ngã, va đập vào bụng.

- Không mang vác các vật nặng khi mang thai.

- Tập luyện Yoga hay ngồi thiền rất tốt cho bụng và lưng của bà bầu.

- Khi ngủ có thể kê gối ở bụng và lưng để hạn chế những cơn đau.

- Thư giãn cơ thể, tắm bằng nước ấm đều giúp bụng và lưng được thoải mái nhất.

Khang mẫu nhi – Hỗ trợ mang lại thai kì khỏe mạnh cho mẹ bầu

An thai theo phương pháp của Y học cổ truyền là lựa chọn an toàn mà hầu hết mẹ bầu đều tin tưởng sử dụng. Khang mẫu nhi được chiết xuất hoàn toàn từ những dược liệu của Đông y, giúp hỗ trợ an thai, loại bỏ những triệu chứng đau bụng, xuất huyết âm đạo, đau lưng khi mang thai cho bà bầu.

khang-mau-nhi-3

Khang mẫu nhi hỗ trợ thai kì khỏe mạnh từ dược liệu Đông y

Khang mẫu nhi có thành phần chủ yếu là: Củ gai, Thục địa, Sa nhân, Hoàng cầm, Đương quy, Hoa hòe… vừa giúp giảm co bóp tử cung, dưỡng thai, vừa tăng cường bồi bổ máu cho bà bầu, giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế tình trạng đau đầu, chóng mặt, thiếu máu khi mang thai. Dưỡng huyết là điều vô cùng quan trọng giúp mẹ khỏe, con khỏe. Vì thế Khang mẫu nhi sử dụng những thảo dược hàng đầu trong bồi bổ máu, hỗ trợ hệ tuần hoàn, tăng hệ miễn dịch cho mẹ bầu.

Khang mẫu nhi an toàn và hiệu quả với người dùng. Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng và cho phép ban hành trên toàn quốc. 

Tags: Đau bụng khi mang thai , Điều trị đau bụng khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI