Bất thường về dây rốn: Nguy cơ gây sảy thai, thai lưu rất nguy hiểm

04:49 Ngày 03/08/2021
Dây rốn là con đường kết nối nhau thai với thai nhi, giúp dẫn truyền máu mang dinh dưỡng và oxy đến để nuôi dưỡng thai. Một trong những nguyên nhân gây sảy thai, thai chết lưu chính là do bất thường về dây rốn. Cùng Khang Mẫu Nhi tìm hiểu thêm nhé!

Tìm hiểu chung về dây rốn

Dây rốn được cấu tạo tương tự như ống hẹp, đảm nhiệm vai trò kết nối thai nhi và nhau thai. Chất dinh dưỡng, oxy trong máu sẽ được dẫn truyền qua dây rốn đến với nhau thai và thai nhi, đồng thời đào thải các chất thải của thai nhi ra ngoài.

 Bất thường về dây rốn chỉ được phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm sản khoa 2 chiều, 3 chiều, 4 chiều và siêu âm Doppler. Các hình thức siêu âm này giúp đo lường, chẩn đoán hình thái của dây rốn để phát hiện sớm những nguy cơ đe dọa thai nhi.

bat-thuong-day-ron-3

Hình ảnh dây rốn dẫn truyền dinh dưỡng đến bào thai

Một số bất thường về dây rốn thường gặp khi mang thai

1.Thành phần dây rốn bất thường

Nhiều trường hợp thai nhi chỉ có dây rốn 1 động mạch (bình thường là dây rốn 2 động mạch). Thường gặp nhất là ở trường hợp mang đa thai, sinh đôi hoặc sinh ba. Đây là biểu hiện thiếu động mạch dẫn truyền máu huyết đến với thai nhi.

Nghiên cứu cũng khẳng định những thai nhi chỉ có 1 động mạch rốn thường có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cao. Thai nhi thường gặp các vấn đề dị tật tim, dị tật ống thần kinh, đường tiết niệu, nhiễm sắc thể bất thường.

Nếu bạn đi thăm khám phát hiện thấy động mạch bất thường nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán dị tật bẩm sinh để tầm soát những nguy cơ dị tật. Một số bất thường khác hiếm gặp hơn là: dây rốn có 3 – 4 động mạch, 2 tĩnh mạch hoặc 2 động mạch.

bat-thuong-day-ron-2

Dây rốn có một động mạch 

2. Kích thước dây rốn bất thường

Kích thước dây rốn bình thường từ khi hình thành (khoảng tuần thứ 5 của thai kì) cho đến tuần thai thứ 28 sẽ dài khoảng 50 – 60cm.

- Nếu kích thước dây rốn dài bất thường sẽ có chiều dài hơn 80cm, dẫn đến những nguy cơ: thai quấn cổ làm thai thiếu máu, thiếu oxy, thai lưu.

- Kích thước dây rốn ngắn là khi chiều dài chỉ đạt dưới 35cm. Dây rốn ngắn thường liên quan đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn liên quan đến cơ thể của thai nhi.

- Dây rốn mảnh là trường hợp dây rốn nhỏ hơn 10th bách phân vị.

- Dây rốn có đường kính lớn hơn 90th bách phân vị sẽ khiến thai chậm phát triển, dẫn đến thoát vị rốn, nang rốn, nang niệu quản...

- Cuộn dây rốn bất thường: Hình thái dây rốn cuộn tròn xung quanh nó thường khoảng 5cm/ 1 cuộn. Nếu dây rốn có đường kính quá lớn hay quá nhỏ đều được chẩn đoán là bất thường.

- Dây rốn bám mép: Khoảng 7% thai phụ gặp phải vấn đề này, khi dây rốn không trực tiếp bám vào trung tâm bánh nhau mà tụ ở mép (rìa) bánh nhau dẫn đến cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi kém.

- Dây rốn tiền đạo: Là trường hợp mạch máu cuống rốn gần với lỗ cổ tử cung. Mạch máu này thường nằm trong màng, nên không được dây rốn hay nhau thai bảo vệ, dẫn đến vỡ màng mạch máu, dẫn đến mất lượng máu. Tỉ lệ tử vong do dây rốn tiền đạo rất cao (100% nếu như màng vỡ).

bat-thuong-day-ron-1

Dây rốn dài dẫn đến dây cuốn cổ

3. Dây rốn có khối u

- U nang dây rốn: Tình trạng này có thể được phát hiện sớm từ 3 tháng đầu thai kì, có thể tự động mất đi kèm theo sự phát triển của thai. Nếu u nang dây rốn vẫn còn trong khoảng tuần 14 của thai kì trở đi thì sẽ không thể tự biến mất. Có 2 dạng u nang là: u nang thực sự và u nang giả. Trong đó, u nang thực có lớp lót biểu mô, kích thước có thể lên đến 4 – 60mm, còn u nang giả không có lớp biểu mô. U nang gần thành bụng của thai nhi sẽ khiến nguy cơ tăng dị tật bẩm sinh, điển hình là hội chứng Edwards ( 3 NST số 18) và thoát vị rốn.

- Một số loại u nang dây rốn khác rất hiếm gặp và khó chẩn đoán như: hematoma, hemangioma, tetaroma.

Xem thêm: Suy thai: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh

4. Một số bất thường khác về dây rốn

-  Dây rốn thắt nút: Khoảng 1% trẻ sơ sinh sẽ được sinh ra với một hoặc 2,3 nút thắt dây rốn. Tình trạng này thường gặp nhưng ít gây nguy hiểm nhất. Dây rốn thắt nút sẽ khiến chuyển dạ khó khăn hơn, dễ phải sinh mổ. Nút thắt này nếu lỏng không gây hại cho thai nhưng nếu quá chặt có thể gây đứt dây rốn, dẫn đến sảy thai, thai chết lưu. Tình trạng này chiếm khoảng 5% những ca sảy thai. Nguyên nhân gây dây rốn thắt nút là do thai nhi nghịch ngợm hoặc do dây rốn quá dài.

Siêu âm 2D sẽ giúp chẩn đoán Doppler dây rốn, giúp chẩn đoán nhanh chóng dây rốn quấn cổ. Thực hiện siêu âm 3D trở lên có thể chẩn đoán các nút căng của dây rốn. Siêu âm 4D trở lên có thể đánh giá những chỉ số RI, PI động mạch rốn. Điều này giúp bác sĩ sản khoa đưa ra lời khuyên thích hợp cho mẹ bầu sinh nở an toàn.

Sảy thai do bất thường về dây rốn là hiện tượng thường gặp trong những tháng đầu thai kì. Mẹ bầu hãy thăm khám thường xuyên, chú ý những bất thường để kịp thời phát hiện, tránh những tai biến nguy hiểm.

Khang Mẫu Nhi – Đồng hành cùng thai kì khỏe mạnh! Mọi thắc mắc về thai kì, mẹ bầu hãy liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn nhé!

Tags: Dọa sảy thai , Điều trị dọa sảy thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI