9 dấu hiệu cảnh báo thai yếu mẹ bầu không nên coi thường
9 dấu hiệu điển hình nhận biết thai yếu
Thai yếu có thể được nhận biết qua rất nhiều triệu chứng cơ bản như:
1. Ra máu âm đạo
Ra máu âm đạo trong bất cứ giai đoạn nào của thai kì đều có thể là dấu hiệu nguy hại. Nhất là ở tam cá nguyệt đầu tiên, tình trạng ra máu đỏ tươi, đỏ thẫm, lượng nhiều như kinh nguyệt có thể cảnh báo thai nhi đang bị đe dọa.
Lời khuyên của bác sĩ: Bạn nên theo dõi lượng máu nhiều hay ít, màu sắc như thế nào, có kèm theo các triệu chứng bất thường (đau bụng, đau buốt lưng) hay không để đi thăm khám và có biện pháp giữ thai.
2. Khí hư bất thường
Hormone thai kì là nguyên nhân khiến dịch âm đạo gia tăng, đặc biệt là vào cuối thai kì. Khí hư bình thường có màu trắng trong, dai và không mùi, tương tự như lòng trắng trứng. Nếu khí hư bất thường sẽ có mùi hôi tanh khó chịu, màu sắc lạ như trắng đục, vàng, xanh hoặc lẫn máu, dạng vón cục, sủi bọt… Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh phụ khoa đe dọa đến sự phát triển của thai nhi.
Hình ảnh khí hư lẫn máu khi mang thai
Lời khuyên của bác sĩ: Bên cạnh việc vệ sinh vùng kín thường xuyên, không thụt rửa âm đạo, không sử dụng các hóa chất tẩy rửa gây hại cho âm đạo, mẹ bầu cần phải khám phụ khoa và siêu âm thai để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm.
3. Ngứa, nổi mề đay
Đây là tình trạng 40% mẹ bầu gặp phải trong thai kì. Hầu hết nổi mề đay trên da là lành tính và sẽ biến mất hoàn toàn sau khi sinh. Tuy nhiên nếu ngứa ngáy kèm theo phát ban, vẩy nến, sốt… là dấu hiệu bệnh lý khiến thai nhi bị đe dọa.
Lời khuyên của bác sĩ: Bạn nên kết hợp khám thai và khám da liễu để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu ngứa, nổi mụn rộp do virus cần điều trị theo lời khuyên của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc theo cảm tính cá nhân.
4. Sốt cao
Sốt cao là phản ứng của cơ thể cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng, có thể đe dọa đến thai nhi. Sốt cao không chỉ phản ánh bệnh lý tiềm ẩn mà còn có thể dẫn đến cơn co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.
Lời khuyên của bác sĩ: Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để biết nguyên nhân gây sốt và có biện pháp điều trị.
5. Cử động thai nhi bất thường
Bắt đầu từ sau tháng thứ 4, mẹ bầu đã cảm nhận rõ sự hoạt động của thai nhi. Nếu bạn nhận thấy thai đạp ít có thể do bé đang ngủ nhưng cũng có thể do thai yếu cần phải cẩn trọng.
Lời khuyên của bác sĩ: Nếu thấy thai đạp ít hoặc không đạp, mẹ bầu có thể tác động dùng ánh sáng soi, uống nước lạnh và nghe cử động thai. Để yên tâm nhất mẹ bầu nên đi siêu âm, theo dõi nhịp tim thai và phát hiện sớm những bất thường về dây rốn hay nước ối khiến thai yếu, ít đạp.
6. Mất cảm giác căng tức ngực
Nội tiết tố khiến tuyến vú của người mẹ phát triển nhanh, căng cứng và sưng đau. Nhất là những tháng đầu và tháng cuối thai kì, khi tuyến sữa chuẩn bị thực hiện chức năng bài tiết sữa cho bé bú sẽ càng đau nhức nhiều hơn. Nếu tình trạng này đột nhiên mất hẳn có thể là dấu hiệu thai đang bị đe dọa, sảy thai ngoài ý muốn.
Sự phát triển của bầu ngực khi mang thai
Lời khuyên của bác sĩ: Nếu mẹ bầu đang gặp phải các triệu chứng ốm nghén khi mang thai, căng tức lồng ngực… mà đột ngột mất hẳn cần phải đi khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân.
7. Đi tiểu ít, khó tiểu
Tình trạng đi tiểu nhiều ở thai phụ là bình thường do thai nhi càng lớn càng khiến bàng quang bị chèn ép dẫn đến buồn tiểu nhiều hơn. Ngược lại nếu mẹ bầu đột nhiên cảm thấy tiểu ít, tiểu rát cũng là biểu hiện bệnh lý về viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu… gây hại cho thai nhi.
Lời khuyên của bác sĩ: Mẹ bầu nên đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm nước tiểu để có biện pháp điều trị sớm.
8. Tăng cân ít hoặc quá nhanh
Mẹ bầu tăng cân ít hoặc tăng mất kiểm soát đều là dấu hiệu đe dọa sự phát triển của thai. Tăng cân ít có thể báo hiệu thai nhi bị suy dinh dưỡng, nhưng tăng nhanh đột ngột thì cảnh báo tiểu đường thai kì, tiền sản giật rất nguy hiểm.
Lời khuyên của bác sĩ: Luôn theo dõi cân nặng định kì để nhận biết sớm bất thường khi mang thai.
9. Đau đầu dữ dội
Đau đầu là một triệu chứng của cao huyết áp khi mang thai. Huyết áp cao có thể khiến mẹ bầu bị phù chân, suy thai, sinh non, tiền sản giật…
Đau đầu khi mang thai là triệu chứng không thể coi thường
Lời khuyên của bác sĩ: Kiểm tra huyết áp định kì, bổ sung thực phẩm ít muối là điều mẹ bầu nào cũng nên làm để ngăn chặn cao huyết áp.
Xem thêm: Nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp và phương pháp điều trị theo Đông y
Chế độ sinh hoạt khi thai yếu, động thai, dọa sảy thai
Thai yếu đe dọa sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, không để stress vì công việc, không leo trèo cầu thang, mang vác đồ nặng nhọc.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Không quan hệ tình dục để tránh co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.
- Tránh xa chất kích thích, bia rượu, đồ ăn tái sống, thực phẩm chứa nhiều hoạt chất tăng nguy cơ sảy thai.
- Tăng cường dinh dưỡng lành mạnh từ các loại rau củ lá xanh, hoa quả, ngũ cốc…
- Bổ sung sắt, canxi, axit folic theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
- Đi khám định kì, theo dõi sức khỏe phụ khoa, huyết áp, cân nặng khi mang thai.
Nhận biết sớm các biểu hiện của thai yếu, động thai, dọa sảy thai sẽ giúp mẹ bầu kịp thời ngăn chặn nguy cơ sảy thai ngoài ý muốn. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức phòng tránh những biến cố nguy hiểm trong thai kì.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...