Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng gì đến thai nhi?

04:59 Ngày 15/07/2020
Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai như: nấm Candida, nhiễm khuẩn âm đạo, lậu cầu khuẩn… đều làm tăng nguy cơ sinh non khiến chị em lo lắng.

Một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp khi mang thai

1.  Viêm nhiễm do nấm Candida

Bệnh phụ khoa khi mang thai điển hình nhất là nhiễm nấm Candida. Đây là căn bệnh phổ biến nhất 90% chị em đều mắc phải ít nhất 1 lần trong đời.

Nấm Candida sinh sống bên trong môi trường âm đạo. Khi môi trường này có độ PH bình ổn, loại nấm này vô hại. Nhưng hầu hết chị em mang thai đều có những thay đổi về hormone dẫn đến thay đổi độ PH âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển nhiều hơn và gây nên bệnh. Điều trị viêm nhiễm âm đạo do nấm Candida cũng rất khó triệt để vì bệnh thường xuyên tái phát nhiều lần.

Viêm nhiễm âm đạo do nấm

 2. Viêm nhiễm do nhóm vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)

Bệnh viêm phụ khoa do vi khuẩn rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Ước tính cứ 5 chị em thì có 1 người mắc viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn khi mang thai chủ yếu là do hormone biến đổi thất thường dẫn tới môi trường âm đạo bị tác động làm vi khuẩn sinh sôi. Chị em mắc nhiễm khuẩn do Bacterial Vaginosis sẽ nhận thấy dịch tử cung có màu lạ, chủ yếu là xanh, xám, có bọt và mùi hôi tanh khó chịu.

3. Viêm âm đạo cho lậu cầu khuẩn

Bệnh phụ khoa khi mang thai thường gặp nữa là lậu cầu khuẩn. Nhiễm khuẩn lậu sẽ khiến chị em thấy ngứa vùng kín nhiều hơn kèm theo các triệu chứng đi tiểu đau buốt, nước tiểu màu đục hoặc có mủ, khí hư bất thường và đau vùng bụng dưới.

Nhiễm lậu cầu khuẩn chủ yếu là căn bệnh lây lan qua đường tình dục và điều trị khi mang thai cũng không dễ dàng. Đây cũng là bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng đến thai nhi nhiều nhất.

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

- Ảnh hưởng của viêm nhiễm do nấm Candida:

Người mẹ mắc nấm Cadida sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng ở thai nhi.Thậm chí khi em bé sinh thường qua môi trường âm đạo viêm nhiễm của người mẹ còn khiến cho sức đề kháng suy giảm, dễ bị viêm da, nấm dính vào niêm mạc miệng, viêm phổi do nấm…

- Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn Bacterial Vaginosis:

Nhóm vi khuẩn này khiến người mẹ phải đối mặt với những nguy cơ: vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, sảy thai, sinh non, con bị nhẹ cân… Do vậy mắc viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai không thể chủ quan và coi thường.

- Ảnh hưởng của nhiễm lậu cầu khuẩn khi mang thai:

Khoảng 8% chị em nhiễm lậu cầu khuẩn khi mang thai sẽ sinh non, vỡ màng ối sớm hoặc bị viêm màng ối. Người mẹ mắc viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai cũng sinh con nhẹ cân, suy dinh dưỡng nhiều hơn. Vi khuẩn lậu còn có thể xâm nhập trong quá trình sinh thường, gây ảnh hưởng đến mắt của bé, bé dễ bị sung huyết, có mủ vàng, giảm thị lực, thậm chí mù lòa nếu không được điều trị đúng cách.

Xem thêm: Chảy máu khi mang thai: Hiện tượng không thể coi thường

Dấu hiệu bị viêm phụ khoa khi mang thai

Khi nhận thấy những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa dưới đây chị em cần đi khám phụ khoa để được tư vấn hướng điều trị tốt nhất:

- Vùng kín ngứa, mẩn đỏ, nóng rát.

- Dịch tiết âm đạo bất thường: màu vàng, trắng đục như bã đậu, màu xanh, khí hư màu hồng, lẫn máu…

- Khí hư có mùi hôi, tanh khó chịu.

- Khí hư vón cục, dạng giống như mủ hoặc đặc dính như bã đậu.

- Những bất thường về khí hư chủ yếu là do viêm nhiễm phụ khoa. Khí hư bình thường có dạng trắng trong, sợi dai như lòng trắng trứng, không có mùi. Bạn nên chú ý tới dịch tử cung mỗi ngày để sớm phát hiện những bất thường có hại cho sự phát triển của thai nhi.

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa thường gặp

Đặt thuốc âm đạo trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi?

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai cần đặc biệt cẩn trọng trong dùng thuốc đặt âm đạo, nhất là 3 tháng đầu mang thai. Nếu bạn sử dụng thuốc đặt không đúng cách có thể gây tổn thương màng ối, vỡ ối, sinh non. Đồng thời tất cả các loại thuốc tiêm, uống, đặt dưới lưỡi hay đặt âm đạo, hậu môn, thuốc xịt… đều có tác động đến thai nhi nên không thể không chú ý.

Với những bệnh nhân mắc viêm nhiễm phụ khoa nặng, bác sĩ sẽ chỉ định kê đơn thuốc phối hợp thuốc kháng sinh, kháng nấm thường dùng cho bà bầu là: Neomycin, Nystatin và Polymyxin B. Ngoài ra bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cách đặt đúng đắn nhất để tránh gây hại đến thai nhi. Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc, không dùng quá liều lượng mà cần phối hợp tái khám thường xuyên để điều trị bệnh tận gốc.

Phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai như thế nào?

Một số biện pháp phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai mẹ bầu nên áp dụng là:

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ thường xuyên, không thụt rửa âm đạo để tránh làm mất độ PH âm đạo và tổn thương vùng kín.

- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.

- Không dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy rửa.

- Hạn chế ăn những thực phẩm có đường ngọt khi mang thai vì sẽ làm vi khuẩn phát triển nhiều hơn.

- Quan hệ tình dục an toàn, tránh lây nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục.

- Chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, axitfolic, canxi, sắt, uống nhiều nước để cơ thể và thai nhi đều mạnh khỏe.

Khang mẫu nhi – Sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu

Khang mẫu nhi hỗ trợ mẹ bầu có thai kì khỏe mạnh

Khi mang thai chị em không chỉ dễ mắc viêm nhiễm phụ khoa mà còn thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng như: đau bụng, ra máu, đau lưng, thậm chí nặng nề hơn là bóc tách thai nhi, dọa sảy thai… khiến bạn luôn lo lắng. Sản phẩm Khang mẫu nhi được chiết xuất hoàn toàn từ những dược liệu tự nhiên lành tính của Đông y, có tác dụng hỗ trợ an thai, giảm co bóp tử cung, tăng cường bồi bổ máu huyết cho mẹ bầu.

Thành phần của Khang mẫu nhi gồm các thảo dược an thai nổi tiếng như: Củ gai, Thục địa, Sa nhân, gia giảm thêm những vị thuốc quý trong bồi bổ máu huyết như: Hoàng cầm, Hoa hòe, Đỗ trọng, Đương quy… giúp giảm nhanh triệu chứng thiếu máu thai kì, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi ở bà bầu.

Khang mẫu nhi an toàn cho người sử dụng, sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt và cấp phép ban hành toàn quốc.

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI