Top 8 việc mẹ bầu nên tránh để sinh con khỏe mạnh

10:52 Ngày 12/06/2021
Có rất nhiều điều cấm kị mẹ bầu tuyệt đối không nên làm để tránh gây hại đến thai kì. Bài viết tổng hợp những việc mẹ bầu nên tránh thực hiện để sinh con khỏe mạnh, tránh động thai, dọa sảy thai trong thai kì của mình.

Bài viết liên quan:

Tầm quan trọng của bổ sung axit folic trước khi mang thai

Mang thai sau 35 tuổi mẹ bầu phải đối mặt với những nguy cơ nào?

1. Ăn uống không khoa học

Việc ăn uống không khoa học có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây sảy thai những tháng đầu thai kì. Ngoài ra, mẹ bầu ăn uống kém, dinh dưỡng không đầy đủ còn khiến trẻ sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng bẩm sinh. Trong khoảng 3 tháng đầu thai kì, cơ thể của người mẹ cũng rất nhạy cảm, thai nhi mới làm tổ ở tử cung nên cần hạn chế các thực phẩm dễ gây co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai như: rau ngót, rau dăm, mướp đắng, đu đủ xanh, quả dứa, các loại cá biển, thực phẩm tái sống, gan động vật, sữa chưa tiệt trùng, đồ cay nóng…

Trong suốt thai kì của mình, mẹ bầu cũng cần chú ý ăn chín uống sôi, không ăn các thực phẩm tái để đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

2. Một số đồ uống không nên dùng trong thai kì

Đồ uống có hại cho sức khỏe của bạn là caffeine, rượu, bia, nước uống có ga. Bạn sử dụng những loại đồ uống này thường xuyên vừa không có lợi cho hệ tiêu hóa, vừa có thể khiến tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Những đồ uống có lợi cho mẹ và bé bạn nên tăng cường sử dụng hàng ngày là: nước lọc, trà hoa cúc, nước mía, nước dừa, các loại sinh tố hoa quả bơ, chuối, nho… giúp bổ sung vitamin và khoáng chất trong thai kì.

dieu-khong-nen-lam-khi-mang-thai-2

Mẹ bầu không nên dùng rượu, bia, chất kích thích

3. Tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá

Người mẹ hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá đều gây hại cho thai nhi, nhất là thời điểm 3 tháng đầu thai kì. Chất độc có trong thuốc lá và khói thuốc có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, dị tật thai, lưu thai, suy dinh dưỡng bào thai… Ngoài ra, nghiện thuốc lá cũng dẫn đến bong nhau non, sinh con thiếu tháng…

4. Nói không với các loại hóa chất

Những loại hóa chất rất đơn giản có trong nước tẩy, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, dầu gội đầu… đều không nên sử dụng trong thai kì. Nhóm hóa chất này có thể chứa chất tạo hương như: nitro và amino gây mẩn da, tác động xấu đến hệ hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nếu bạn làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất còn tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non…

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc

Sử dụng bất kì loại thuốc nào trong thai kì đều có thể dẫn tới nguy cơ thay đổi giới tính của thai ki, khuyết tật dây thần kinh, dị tật bẩm sinh… Vì vậy, bạn muốn sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa những tác dụng phụ nguy hại đến thai nhi.

Những chị em có bệnh lý nền như bệnh thận, động kinh, bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, cường giáp… cần phải được tư vấn điều trị kĩ trước khi có ý định mang thai. Trong thai kì, bạn cũng cần được điều chỉnh sử dụng thuốc, theo dõi sức khỏe thường xuyên để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.  

dieu-khong-nen-lam-khi-mang-thai-1

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi mang thai

6. Chú ý khi di chuyển

Chị em mang thai nên tránh mang vác các vật nặng có thể dẫn đến té ngã, làm tăng tỉ lệ động thai. Khi di chuyển lên cầu thang mẹ bầu cũng chú ý vịn tay để tránh bị ngã.

Để thuận lợi cho việc di chuyển hơn, mẹ bầu nên sử dụng giày đế thấp thay cho các loại giày cao gót rất nguy hiểm.

7. Stress, căng thẳng trong thai kì

Nồng độ hormone khi mang thai khiến rất nhiều chị em trở nên nhạy cảm, tâm lí thất thường hơn. Nhất là những chị em phải chịu nhiều áp lực công việc, gia đình… càng khiến tâm trạng mệt mỏi. Tâm trạng của mẹ bầu quyết định rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng, bất an, hãy cố gắng thư giãn nhiều nhất có thể, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi nhiều hơn để tinh thần được thư thái.

Mẹ bầu có thể tham khảo các bài tập Yoga, tập ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, chia sẻ áp lực với người thân… để giải tỏa những lo lắng trong mình.

8. Không khám thai thường xuyên

Siêu âm thai hoàn toàn không gây hại cho thai nhi. Khám thai giúp bác sĩ và mẹ theo dõi được quá trình phát triển của thai nhi. Nếu bạn chủ quan không đi khám sẽ bỏ qua các mốc quan trọng để khám dị tật bẩm sinh, bệnh Down… Ngoài ra, khi có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, đau lưng, ra huyết…. mà mẹ bầu chủ quan không thăm khám có thể dẫn đến động thai, dọa sảy thai. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên thăm khám thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong thai kì của mình. Bạn hãy theo dõi thêm các bài viết của Khang Mẫu Nhi để cập nhật thêm nhiều bí quyết để “mẹ tròn con vuông” nhé!

Tags: Hỏi đáp chuyên gia , Dọa sảy thai , Động thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI