Tổng hợp 15 tai biến sản khoa thường gặp nhất
Nguyên nhân nào gây nên các tai biến sản khoa?
Có rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai biến sản khoa như:
- Chị em mang thai có tuổi nhỏ hơn 17 và cao hơn 35.
- Môi trường làm việc của người mẹ độc hại, tiếp xúc nhiều với hóa chất, tia X…
- Người mẹ duy trì lối sống không lành mạnh, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, dùng ma túy…
- Trong quá trình mang thai, người mẹ tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kì.
- Người mẹ có tiền sử phẫu thuật ổ bụng, lấy thai hoặc phẫu thuật ở vùng tử cung.
- Người mẹ có tiền sử thai nhi chậm phát triển, vị trí thai bất thường, xét nghiệm bất đồng nhóm máu.
- Bạn đang mang song thai, đa thai cũng khiến nguy cơ sinh non, tiền sản giật cao hơn. Ước tính khoảng 50% mẹ bầu song thai và 93% mẹ bầu mang tam thai đều sinh sớm trước 37 tuần.
- Người mẹ có một số bệnh lý nền như: béo phì, thừa cân, huyết áp cao, tiền sản giật, đái tháo đường, buồng trứng đa nang, bệnh thận, bệnh lý tự miễn, tuyến giáp, HIV…
Tìm hiểu về tai biến sản khoa là cách tốt nhất để mẹ bầu bảo vệ tính mạng của bản thân và thai nhi.
15 tai biến sản khoa nguy hiểm thường gặp khi mang thai
1. Thuyên tắc ối
Đây là một hội chứng giống dị ứng sốc phản vệ ở thai phụ có thể dẫn đến tai biến khi mang thai. Khoảng 50% sản phụ tử vong và 50% còn lại phải chịu đựng những di chứng thần kinh sau này.
Thuyên tắc ối là bệnh lý khi dịch nước ối gây áp lực đến tĩnh mạch tử cung làm vỡ màng ối, vỡ tĩnh mạch tử cung. Thai phụ sẽ gặp phải các triệu chứng khó thở, tụt huyết áp, mạch đập nhanh, máu chảy nhiều, thậm chí ngưng tim đột ngột.
2. Vỡ tử cung
Vỡ tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con. Khi vết rách ở thành tử cung lan rộng có thể gây vỡ tử cung. Đa phần thai nhi sẽ chết, nếu người mẹ không được cấp cứu kịp thời cũng có thể gây tử vong.
Vỡ tử cung thường xảy ra khi chuyển dạ, do thai quá to, ngôi thai bất thường, đa thai, hoặc đã từng mổ lấy thai. Một số triệu chứng nhận biết là co thắt tử cung, đau bụng, sốc, vã mồ hôi, tụt huyết áp, choáng ngất, ra máu âm đạo, mất tim thai.
Vỡ tử cung đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi
3. Băng huyết sau sinh
Đây là biến chứng có thể gặp khi sinh nở. Băng huyết gây nên 35% tỉ lệ tử vong của sản phụ sau sinh trên toàn thế giới. Trong vòng 24 giờ sau sinh, sản phụ có thể gặp phải các triệu chứng choáng, vã mồ hôi, suy thận, suy cơ quan, ra máu nhiều, nhiễm trùng hậu sản phải cắt tử cung hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Băng huyết chủ yếu gặp ở người mẹ có tiền sử nạo phá thai nhiều, sinh con nhiều lần, con to. Băng huyết sau sinh thường gặp ở những mẹ từng sinh nhiều lần, con to.
4. Tiền sản giật
Tiền sản giật là biến chứng chủ yếu gặp ở 3 tháng cuối thai kì. Biểu hiện thường thấy là tăng huyết áp có thể lên tới 140 mmHg trở lên, kết hợp với phát hiện protein trong nước tiểu, tổn thương thận.
Tiền sản giật dẫn đến những cơn co giật bất thường, có thể gây xuất huyết não, làm sản phụ hôn mê, thai nhi chậm phát triển, thậm chí tử vong.
5. Nhiễm trùng hậu sản
Đây là biến chứng chủ yếu xảy ra trong khoảng 6 tuần đầu sau sinh. Nhiễm trùng thường xảy ra ở âm đạo, cổ tử cung, tử cung… gây đe dọa tính mạng. Nguyên nhân gây nhiễm trùng thường xảy ra do trong quá trình sinh nở sử dụng thiết bị không sạch sẽ, kĩ thuật can thiệp không đúng thời điểm, không xử lí nhiễm khuẩn đường sinh dục trước khi sinh, chuyển dạ kéo dài, vỡ ối sớm…
Triệu chứng của nhiễm trùng hậu sản bao gồm: sốt, sản dịch hôi, tử cung co chậm, đau bụng dưới, đau cứng vú, đau mỏi đầu, ra nhiều khí hư, ngứa vùng kín, tiểu rát, tiểu lẫn máu…
6. Uốn ván sơ sinh
Uốn ván sơ sinh là biến chứng gặp ở thai nhi do nhiễm độc tố uốn ván Clostridium tetani thông qua đường dây rốn không được tiệt trùng. Triệu chứng nhận biết: trẻ bị tê cứng hàm, tê lưỡi, co giật, bỏ bú, vã mồ hôi, sốt, nắm chặt tay, nằm ưỡn, co thắt phế quản, tử vong đột ngột.
7. Mang thai ngoài tử cung
Đây là hiện tượng thai nhi tổ bên ngoài buồng tử cung, 95% là ở vòi tử cung. Ngoài ra, còn có tỉ lệ nhỏ nằm ở ổ phúc mạc, cổ tử cung, ổ bụng, buồng trứng. Bệnh thường gặp ở những thai phụ bị dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống trứng bẩm sinh, hoặc đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng.
Triệu chứng nhận biết trong khoảng 6 tuần đầu mang thai, chị em bị ra máu nhiều, đau bụng dưới từ âm ỉ đến dữ dội. Nếu túi thai vỡ bạn sẽ bị đau bụng dữ dội kèm theo triệu chứng toát mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu. Lúc này bạn cần được bác sĩ xử lí càng sớm càng tốt để không gây hại cho tử cung.
8. Nhau bong non
Bong nhau non là biến chứng gây mấu máu, sinh non, thậm chí tử vong trong 3 tháng cuối thai kì. Khi bánh nhau bong ra khỏi thành tử cung, dòng máu nuôi dưỡng thai nhi sẽ đột ngột bị cắt đứt dẫn đến nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Triệu chứng của bong nhau non là: đau bụng dữ dội, âm đạo ra máu, màu sẫm, tim thai bất thường, cổ tử cung giãn mỏng, nước ối màu hồng, choáng do mất máu. Trước đó mẹ bầu có thể nhận thấy triệu chứng phù nề, tăng huyết áp, tăng protein niệu, chấn thương do té ngã hoặc tiếp xúc với chất độc hại khi mang thai.
Phân biệt bong nhau non sớm và bong nhau non kín
9. Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là tình trạng nhau bám ở vị trí lạ. Thai nhi khỏe mạnh sẽ có nhau bám vào mặt trước hoặc mặt sau của đáy tử cung. Nhưng nhau tiền đạo là triệu chứng nhau bám vào dưới đáy tử cung và cổ tử cung, dẫn đến 1 phần cổ tử cung bị che kí, ngăn cản khả năng chuyển dạ bình thường.
Nhau tiền đạo được chia làm 4 loại: nhau bám thấp, nhau bám mép, nhau bán trung tâm và nhau tiền đạo trung tâm. Nhau tiền đạo là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thai kì, dễ sinh non, suy dinh dưỡng bẩm sinh cho thai nhi, suy thai…
Triệu chứng nhận biết nhau tiền đạo: xuất huyết âm đạo nhưng không gây đau, lượng máu ngày càng tăng trong thai kì, kèm theo các cơn co thắt tử cung, tim thai bất thường, ngôi thai bất thường…
10. Nhau cài răng lược
Nhau cài răng lược là biến chứng sản khoa hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Nguyên nhân gây nên biến chứng này là do nhau thai không bong tróc khỏi thành tử cung sau khi sinh nở mà bám vào cơ tử cung, xâm lấn đến các cơ quan khác. Nếu nhau bám quá sâu, không thể tự tách hoặc chỉ bong một phần dẫn đến nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân dẫn đến băng huyết, rối loạn đông máu, tử vong.
Những chị em có tiền sử bị nhau tiền đạo, sinh mổ trên 2 lần, nạo hút thai, mang thai muộn, sống không lành mạnh… đều có nguy cơ cao mắc bệnh.
11. Sinh non
Sinh non là hiện tượng chuyển dạ trước tuần thứ 37 của thai kì. Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe vì phổi và não bộ chủ yếu hoàn thiện ở những tuần cuối của thai kì.
Dấu hiệu sinh non là đau bụng kéo dài theo cơn, khoảng 10 phút/ cơn, ra máu, vỡ ối sớm…
12. Vỡ ối sớm
Vỡ ối sớm là vỡ màng ối trước khi chuyển dạ. Túi ối có khả năng bảo vệ thai nhi từ những tác động bên ngoài. Vỡ ối kích thích chuyển dạ để sinh con. Vỡ ối sớm có thể khiến nhiễm trùng ối, nguy hiểm cho bào thai.
Nguyên nhân gây vỡ ối được xem là do ngôi thai bất thường, nhau tiền đạo, khung chậu hẹp, đa ối, đa thai, hở eo tử cung, viêm màng ối…
Vỡ ối sớm cần được cấp cứu kịp thời
13. Sảy thai
Sảy thai là thuật ngữ khi thai nhi đột ngột dừng phát triển trước tuần thứ 20 của thai kì. Dấu hiệu nhận biết bao gồm: ra máu âm đạo, chuột rút, đau bụng dưới, đau thắt lưng… Khi đi thăm khám thấy thai nhi không phát triển, ngừng tim thai, thậm chí có thể tự đào khỏi tử cung trong những tuần đầu thai kì.
14. Dị tật bẩm sinh
Dị tật bẩm sinh là dị tật ở thai nhi, chủ yếu là thoát vị màng tủy, thoát vị rốn, suy hô hấp, xoắn tinh hoàn, tắc ruột sơ sinh, lộ bàng quang, hở hàm ếch… Dị tật bẩm sinh có thể được sàng lọc thông qua những xét nghiệm siêu âm chẩn đoán và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
15. Hội chứng truyền máu song thai
Hội chứng này xảy ra khi thai nhi xảy ra khi người mẹ mang song thai cùng trứng nhưng chung 1 bánh nhau. Mạch máu của hai thai nhi có chung bánh nhau nên sẽ dẫn đến máu từ thai này truyền sang thai còn lại. Tình trạng này khiến thai nhi cho máu sẽ bị kém phát triển, thiếu ối, tăng nguy cơ phù thai, đa ối, suy tim. Hội chứng này rất hiếm gặp nhưng cũng vô cùng nguy hiểm.
Tai biến sản khoa rất nguy hiểm nên cần được phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn. Bạn hãy chủ động thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa, thực hiện sống lành mạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để thai nhi ổn định. Ngoài ra, nếu có bất kì thắc mắc nào trong thời điểm mang thai, bạn hãy liên hệ đến hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...