Tổng hợp 1001 nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt buồn nôn khi mang thai
Những nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu
1. Do hormone thay đổi gây hạ huyết áp
Từ khi trứng được thụ tinh, nồng độ hormone trong cơ thể của người mẹ đã gia tăng nhanh chóng để giữ thai ổn định, tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Khi đó, lượng máu chủ yếu tập trung nuôi dưỡng bánh nhau và dây rốn để truyền oxi và dinh dưỡng đến cho thai, nên mẹ bầu có thể phải đối mặt với tình trạng hạ huyết áp.
Biểu hiện của hạ huyết áp là: chóng mặt, choáng váng, khó giữ thăng bằng, xây xẩm mặt mày. Khi thay đổi tư thế hoặc những lúc bạn bị đói sẽ thấy các triệu chứng rõ rệt hơn.
Đó là lí do vì sao bác sĩ thường xuyên kiểm tra huyết áp của bạn khi đi thăm khám thai. Bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm công thức máu để tránh thiếu máu trong thai kì sẽ giảm bớt triệu chứng này.
Biểu đồ biến động hormone progesterone khi mang thai
2. Do nôn nghén
Chóng mặt có thể là hậu quả của việc bạn bị nôn nghén nhiều trong thời gian đầu mang thai. Khoảng 90% mẹ bầu bị nôn nghén do hormone thay đổi, khiến bạn buồn nôn, nôn nhiều, ăn uống kém, dẫn đến chóng mặt, khó giữ thăng bằng. Mẹ bầu có thể tham khảo các cách giảm nôn như: uống nước gừng để cơ thể đỡ mỏi mệt.
3. Mang thai ngoài tử cung
Chóng mặt buồn nôn, choáng ngất có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung trong vài tuần đầu thai kì. Khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở nơi khác, 95% là vòi trứng chứ không phải tử cung sẽ khiến bạn gặp phải biểu hiện trên kèm theo đau bụng dữ dội, chảy máu ồ ạt nếu thai vỡ. Hiện tượng này cần phải được can thiệp phẫu thuật khẩn cấp để bảo toàn tính mạng cho thai phụ.
Nguyên nhân nào gây chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối?
1. Áp lực lớn từ tử cung
Do bào thai đang phát triển mạnh mẽ đè lên các mạch máu, dẫn đến bạn dễ bị choáng ngất, khó giữ thăng bằng cơ thể. Lúc này, tĩnh mạch chủ đưa máu trở về tim đang bị chèn ép, dẫn đến máu di chuyển đến não bộ bị hạn chế. Khi bạn đột ngột thay đổi tư thế, đứng dậy hay ngồi lên, đi lại đều có thể dẫn đến hiện tượng trên.
2. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kì sẽ dễ bị choáng ngất do lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, gây hạ huyết áp.
Khuyến cáo cho thấy mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kì vào tuần thai thứ 24 và 28, nếu mắc tiểu đường thai kì cần phải theo dõi, ăn uống theo chế độ tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Tiểu đường thai kì cần được kiểm soát bằng chế độ ăn uống tránh gây hại đến thai nhi
3. Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là khi lượng đường trong máu của mẹ bầu quá thấp dẫn đến chóng mặt, đổ mồ hôi, đau đầu, run tay, chân. Nếu mẹ bầu có tiền sử bị hạ đường huyết, nên chuẩn bị sẵn kẹo gừng, kẹo ngọt, tuyệt đối không để bản thân bị quá đói sẽ tránh được tình trạng chóng mặt.
Xem thêm: 9 mẹo trị táo bón cho bà bầu nhanh chóng hiệu quả không dùng thuốc
Một số nguyên nhân khác gây chóng mặt buồn nôn khi mang thai
Dưới đây là một số nguyên nhân mẹ bầu có thể phải đối mặt trong suốt thai kì của mình, gây chóng mặt, buồn nôn như:
- Do thiếu máu: Nhu cầu bổ sung sắt khi mang thai là rất lớn do bào thai cần phải có lượng máu tăng cao để nuôi dưỡng thai nhi. Thiếu máu gây nên đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, choáng ngất, khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi, da xanh xao... Mẹ bầu nên tích cực bổ sung sắt theo chỉ dẫn, tăng cường các thực phẩm giàu sắt trong thai kì.
- Do thiếu nước: Mẹ bầu sẽ bị mất điện giải nếu nôn quá nhiều, gây thiếu nước cấp. Bổ sung nước đầy đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt tình trạng nôn nghén và chóng mặt.
Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu sắt để ngăn chặn thiếu máu thai kì
Bí quyết giảm chóng mặt khi mang thai không dùng thuốc
Dưới đây là một số mẹo hay giúp mẹ bầu giảm chóng mặt, buồn nôn khi mang thai:
- Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Bạn nên tích cực đi lại, vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu huyết, sẽ giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
- Khi thay đổi tư thế nên nhẹ nhàng, chậm rãi, không đứng hoặc ngồi đột ngột.
- Tránh nằm ngửa khi ngủ bởi tư thế này gây chèn ép đến dây thần kinh, hạn chế lưu thông máu.
- Bổ sung đủ dinh dưỡng khi mang thai, nên hạn chế các chất đường bột, thực phẩm ngọt, chất béo để tránh tiểu đường thai kì.
- Uống nhiều nước, nhất là khi bị nôn, nôn nhiều.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để máu huyết được lưu thông.
- Thăm khám thai kết hợp với đo huyết áp thường xuyên để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nếu mẹ bầu đang phải đối mặt với tình trạng chóng mặt xảy ra nhiều ngày, không có xu hướng giảm nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn. Bạn có thể liên hệ với dược sĩ của Khang Mẫu Nhi để được giúp đỡ qua hotline: 0982.91.55.53 trong suốt thai kì của mình.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...