Thiếu máu khi mang thai: Nỗi lo của nhiều mẹ bầu
Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai
Lượng sắt được hấp thụ qua con đường ăn uống tối đa chỉ đạt khoảng 5 - 15% nên hầu như không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể người mẹ. Nhất là những chị em mang thai ăn uống kém, nôn nghén kéo dài càng khiến nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt tăng cao.
Nhu cầu sắt ở cơ thể của chị em mang thai sẽ tăng lên 5- 7 lần, nhất là những tháng tam cá nguyệt thứ 3. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể của người mẹ cần nhiều sắt và chế độ ăn uống không đáp ứng đủ. Theo nghiên cứu của Viện kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn của mẹ bầu chỉ đáp ứng đủ 40% dẫn đến thiếu sắt, thiếu máu. Ngoài ra, những chị em bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng trước khi có thai cũng có nguy cơ thiếu máu thai kì cao.
Hình ảnh về bệnh thiếu máu
Thiếu máu khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính 30% dân số thế giới bị thiếu máu, trong đó phụ nữ và trẻ em là những đối tượng thiếu máu nặng nề nhất.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thai phụ bị thiếu máu sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ đe dọa mẹ và thai nhi. Với những trường hợp thiếu máu nhẹ, mẹ bầu chỉ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhưng các chị em bị thiếu máu nặng sẽ có nhiều nguy hiểm khác như:
- Tăng nguy cơ sảy thai do thai nhi không nhận đủ dinh dưỡng.
- Nhau tiền đạo: tình trạng này có thể dẫn đến ra máu suốt thai kì làm tăng nguy cơ sinh non, băng huyết khi sinh nở.
- Bong nhau non: Chị em bị bong nhau non cũng làm tăng khả năng sinh non rất nguy hiểm.
- Nguy cơ bị cao huyết áp, tiền sản giật, vỡ ối sớm.
- Tăng khả năng bị băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.
Nhất là vấn đề băng huyết sau sinh có thể khiến mẹ bầu bị thiếu máu tử vong bất ngờ. Ngoài ra, thiếu máu còn làm tăng nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, thai vô sọ, gai đôi cột sống, con chậm phát triển, suy giáp bẩm sinh, sinh non… Thai nhi phát triển trong cơ thể người mẹ bị thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy thai, sinh non và gặp phải nhiều bệnh lý khác sau khi sinh nhiều hơn trẻ bình thường.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu máu khi mang thai còn khiến thai nhi dễ bị khiếm khuyết về trí não, làm giảm khả năng học tập của trẻ trong thương lai. Thậm chí, trẻ còn có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn các trẻ khác sau khi chào đời.
Để chẩn đoán chính xác bạn có đang bị thiếu máu thai kì hay không, mẹ bầu cần làm xét nghiệm máu. Trường hợp bà bầu bị thiếu máu cũng không nên quá lo lắng mà cần bổ sung sắt, tăng cường chế độ ăn uống nhiều sắt theo gợi ý của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Đau bụng dưới khi mang thai là bệnh gì?
Biện pháp chống thiếu sắt khi mang thai
Để ngăn ngừa thiếu sắt, thiếu máu khi mang thai chị em cần chủ động thiết lập chế độ ăn uống đủ sắt, bổ sung viên sắt và acid folic theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể như sau:
- Bổ sung sắt: Bạn có thể dùng sắt dạng viên hoặc dạng nước. Bạn nên nghe tư vấn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng để cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Chị em cần bổ sung các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, cá, gan, lòng đỏ trứng, rau xanh, các loại đậu,... Đây là thực phẩm có lượng sắt dồi dào nhất. Mỗi tuần mẹ bầu có thể ăn 3 – 4 quả trứng gà để tăng cường lượng sắt và protein tối đa cho cơ thể. Ngoài ra, bạn nên kết hợp uống nước cam mỗi ngày để tăng cường vitamin C, giúp tăng khả năng chuyển hóa thành máu huyết.
Chế độ ăn giàu sắt giúp bổ máu cho bà bầu
Lưu ý khi uống viên sắt:
- Tốt nhất là mẹ bầu nên dùng các loại viên uống hoặc dạng nước khi đói để cơ thể hấp thụ nhanh chóng. Bạn tuyệt đối không nên dùng trà, sữa hoặc café trong và sau khi vừa uống sắt để tránh cản trở sự hấp thụ của cơ thể.
- Tăng cường hỗ trợ hấp thụ sắt bằng cách bổ sung thực phẩm giàu vitamin C.
- Một số loại thuốc bổ sung sắt có thể khiến bà bầu bị táo bón, gặp phải những vấn đề về hệ tiêu hóa. Tốt nhất mẹ bầu nên tăng cường bổ sung rau xanh, củ quả tươi để loại bỏ tác dụng phụ không mong muốn này.
Nếu mẹ bầu nhận thấy các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và nghi ngờ mình bị thiếu sắt thai kì cần phải tới bệnh viện để làm xét nghiệm máu chẩn đoán chính xác nguyên nhân để điều trị càng sớm càng tốt. Chúc bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...