Theo dõi kích thước thai nhi chuẩn theo từng tháng

08:26 Ngày 26/06/2021
Xem xét cân nặng và chiều dài của thai nhi khi mang thai là cách rất tốt để đảm bảo trẻ sinh ra được phát triển trí óc và khỏe mạnh về thể chất. Việc theo dõi kích thước thai nhi cũng giúp mẹ điều chỉnh được sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp để giúp con có cân nặng đạt chuẩn trong các mốc thai kì.

Sự phát triển và kích thước của thai nhi theo từng tuần tuổi

  1. Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên (0 – 13 tuần) 

Tuần 4 – 5

Đây là lúc trứng và tinh trùng đã thụ tinh, dẫn đến phôi nang, được gọi là giai đoạn phôi thai. Lúc này phôi thai mới chuẩn bị được cấy vào niêm mạc tử cung nên các nhau thai mới ở giai đoạn hình thành, cung cấp oxi và dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển qua dây rốn. Dây rốn cũng giúp đào thải các chất thải từ máu của thai nhi.  

Mặc dù mới hình thành nhưng các tế bào máu, thận và thần kinh của thai nhi đều phát triển. Thậm chí, tim, tủy sống, não bộ và đường tiêu hóa của thai nhi cũng đang được hình thành.

Tuần 6 – 7 

Lúc này cánh tay và chân của con bắt đầu hình thành và phát triển rất nhanh. Đặc biệt não bộ của trẻ đã chia thành 5 khu khác nhau. Một số loại dây thần kinh còn có thể nhìn thấy thông qua hộp sọ. Ngoài ra, tai, mắt, xương cột sống và các mấu xương khác của con cũng đang phát triển nhờ các mô tế bào.

Từ tuần 6 của thai kì bạn đã có thể nghe thấy nhịp đập của tim thai, khi đi siêu âm đã có thể phát hiện chính xác nhịp tim của con.

Tuần 8

Tuần 8 của thai kì, các mô và hệ thống của thai đều đang phát triển: tay và chân dài ra, não phân chia rõ rệt, hình thành phổi.

Tuần 9

Kích thước thai nhi có sự thay đổi rõ rệt. Tuần 9 núm vú và nang lông của thai nhi đang hình thành, hai cánh tay và khuỷu tay phát triển mạnh mẽ. Từ tuần 9 bạn có thể thấy ngón chân, các cơ quan nội tạng thiết yếu của thai nhi.

Tuần 10

Đây là giai đoạn thị lực của bé được hình thành và phát triển. Mí mắt của thai nhi bắt đầu hình thành, tai và các đặc điểm trên khuôn mặt của con cũng rõ nét hơn.

Về hệ tiêu hóa, ruột của con đã xoay đúng vị trí. Từ tuần 10, em bé chính thức là bào thai (không còn là phôi thai) như trước.

Tuần 11 – 13

Mí mắt của thai nhi đã hoàn thiện và khép lại hoàn toàn cho đến tuần thứ 28 của thai kì. Khuôn mặt của con khá rõ nét. Chân và tay dài, mảnh, móng tay được hình thành ở ngón chân, tay. Cơ quan sinh dục của thai nhi cũng phát triển.

Gan của thai nhi đã có thể tự sản xuất tế bào hồng cầu. Não bộ của thai phát triển mạnh mẽ về kích thước. Trẻ cũng có chồi răng, biết tự nắm bắt tay…

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai (14 – 27 tuần)

Tuần 14 – 18

Giai đoạn này da bé gần như trong suốt, tóc đã mọc trên đầu của con. Mô cơ và xương của thai nhi vẫn tiếp tục phát triển, dài ra và cứng cáp hơn. Trẻ có thể cử động chân tay. Gan và tuyến tụy cũng tự chủ động sản xuất dịch tiết.

Tuần 19 – 21

Lúc này thai nhi đã có thể nghe bằng đôi tai của mình. Thai nhi chuyển động nhiều hơn, có nhiều cú đạp, di chuyển trong tử cung. Bạn đã có thể cảm nhận được những cử động của con.

Tuần 22

Cơ thể của bào thai đã có đủ tóc và lông tơ. Nhu động ruột của thai nhi đã được hình thành trong đường ruột. Lông mi, lông mày của con cũng rõ rệt. Thai nhi có sự chuyển động mạnh mẽ, nhịp tim ổn định, móng tay của con đã hoàn chỉnh.

Tuần 23 – 25

Phần tủy xương của bào thai đã có thể tạo nên các tế bào máu. Đường hô hấp và phổi của bé phát triển. Con đã có thể tự lưu trữ chất béo hấp thụ được từ máu của người mẹ.

Tuần 26

Lông mi và lông mày của con được hoàn thiện. Bé đã có phản ứng với tiếng ồn và âm thanh. Chân và tay của con đã hình thành các dấu vân. Phổi của con cũng hình thành túi khí nhưng chưa thể hoạt động bên ngoài tử cung.

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ ba (28 – 40 tuần)

Tuần 27 – 30 

Não của con đã phát triển hệ thống dây thần kinh để kiểm soát một số hoạt động của cơ thể. Mí mắt của con đã có thể tự động đóng, mở theo ý thích. Phổi của trẻ có chứa túi khí lấp đầy không khí.

Tuần 31 – 34

Thai nhi của bạn đang phát triển mạnh mẽ về cân nặng và tăng  của bạn phát triển nhanh chóng và tăng nhiều chất béo. Phổi của con đã có thể thực hiện nhịp thở, xương hoàn thiện. Cơ thể của thai nhi có thể lưu trữ canxi, sắt và phốt pho.

Tuần 35 đến 37

Cân nặng của thai nhi sẽ đạt khoảng 2,5kg. Thai nhi không còn các nếp nhăn dưới da, có kiểu ngủ đặc biệt, tim và mạch máu hoàn thiện, cơ bắp và xương cũng phát triển đầy đặn.

Tuần 38 đến 40

Lông tơ đã biến mất, móng tay móng chân của con dài ra quá ngón, xuất hiện nụ vú nhỏ, tóc thô dày, con đã về đúng vị trí thuận lợi cho kì sinh nở.

Chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Chiều dài và cân nặng của thai nhi được chẩn đoán qua hình ảnh siêu âm. Cụ thể là:

  • Siêu âm trong tuần 8 – 19 của thai kì: Chiều dài của thai được đo từ đầu đến mông do chân của thai nhi uốn cong nên rất khó xác định chính xác chiều dài. – Siêu âm từ 20 – 32 tuần: Chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân, cân nặng của thai nhi cần tăng theo từng tuần.
  • Siêu âm từ tuần 32 – 40: Cân nặng của thai nhi phát triển tối đa, đường nét thai đã rõ rệt.

Dưới đây là bảng kích thước cân nặng đạt chuẩn của thai nhi cho mẹ bầu theo dõi:  

Lời khuyên để tăng cân nặng thai nhi khi mang thai

Về chế độ dinh dưỡng khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý:

  • Bổ sung chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh: Cần đủ các dưỡng chất, protein, đạm, axit folic, canxi, sắt… Bạn nên đa dạng nguồn thực phẩm, ăn uống lành mạnh, không ăn đồ tái, chín. Bạn nên tăng cường nhóm hoa quả khô, các loại hạt, trái cây… để tăng cường dinh dưỡng cho thai kì.
  • Bổ sung vitamin: Các loại vitamin, axit folic nên bổ sung trước 3 tháng trước khi mang thai.
  • Uống đủ nước trong thai kì.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh lao động nặng nhọc.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh xa stress, căng thẳng.
  • Thăm khám thai định kì theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy bạn đã thấy rõ sự phát triển của thai nhi và mốc cân nặng của thai theo từng tuần rồi phải không? Hãy cập nhật thêm các bài viết của Khang Mẫu Nhi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong thai kì của mình nhé!

Nếu bạn cần được tư vấn về các vấn đề gặp phải trong thai kì xin vui lòng liên hệ số: 0982.91.55.53 để được dược sĩ hỗ trợ.

 

 

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI