Thai nhi không có tim thai: Nguyên nhân do đâu?
Tim thai hình thành khi nào?
Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng nhịp tim thai có thể hình thành sau 22 ngày thụ thai, nghĩa là rơi vào tuần thứ 6 – 7 của thai kì. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp đến tuần thứ 8 – 10 của thai kì mới phát hiện được tim thai.
Tim thai không thể cảm nhận trực tiếp mà chỉ có thể phát hiện thông qua hình ảnh siêu âm thai. Mẹ bầu có thể nghe thấy nhịp tim, nhìn thấy sóng âm qua màn hình siêu âm.
Tim thai là biểu hiện rõ nét giúp bác sĩ chẩn đoán thai nhi có khỏe mạnh, phát triển trong bụng mẹ hay không. Ban đầu, ống tim nguyên thủy hình thành ở trung mô mạc, có hoạt động tạo thành nhịp tim. Sau đó, tim của thai nhi sẽ có ống tim uốn cong, tạo thành nhiều vách ngăn. Tim được coi là hoàn chỉnh khi có 2 đường thoát ra cách biệt.
Siêu âm tim thai có thể được phát hiện qua hình ảnh siêu âm 2D. Từ tuần thứ 6 của thai kì trở đi, bác sĩ có thể thực hiện theo dõi Doppler màu thể thấy mạch máu lớn chảy trong tim thai. Từ sau tuần thứ 20 trở đi, bạn có thể nghe thấy nhịp tim rõ rệt, đập mạnh và cấu trúc tim hoàn chỉnh.
Hình ảnh thai nhi 7 tuần đã có tim thai
Thai nhi không có tim thai, nguyên nhân do đâu?
Trường hợp bạn đi siêu âm quá sớm có thể không phát hiện tim thai. Bạn nên chờ đợi đến tuần thứ 6 – 7 của thai kì để thực hiện siêu âm lại. Nếu tuần thứ 10 của thai kì vẫn không phát hiện được tim thai có thể do những nguyên nhân sau:
- Do mẹ bầu bị sảy thai: Trường hợp bạn sảy thai sớm, phôi thai không phát triển thì không tể có tim thai. Một số trường hợp đã có tim thai, nhưng sau khi thăm khám lại không phát hiện nhịp đập của tim được coi là sảy thai ngoài ý muốn. Nguyên nhân gây sảy thai rất đa dạng như: bất thường nhiễm sắc thể, do cơ thể mẹ bầu suy nhược, cơ thể mẹ bầu có sẵn các bệnh lý về máu huyết, tiểu đường, vấn đề tuyến giáp, rối loạn hệ miễn dịch... đều có thể dẫn đến sảy thai, không có tim thai.
- Do thai nhi bị rối loạn nhịp tim: Trường hợp này khá hiếm gặp, nhưng nếu gặp ở giai đoạn đầu của thai kì có thể cảnh báo nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, dẫn đến tăng khả năng sảy thai, thai yếu. Còn những tháng sau của thai kì, nhịp tim rơi vào mức 120 - 160 nhịp/phút, cao hơn so với người trưởng thành. Nếu thai nhi bị rối loạn nhịp tim sẽ nhận thấy lúc tim thai đập nhanh, lúc đập chậm, thậm chí có thể dừng đột ngột dẫn đến thai lưu.
- Do thiết bị siêu âm thai không đảm bảo: Nhiều thiết bị siêu âm thai bị lỗi có thể khiến bạn không nghe được nhịp tim, hoặc nghe được lúc có, lúc không. Nhất là vào thời điểm nhạy cảm, mới ở tuần thai thứ 6 – 8 của thai kì, tim thai còn yếu cần phải có thiết bị siêu âm hiện đại mới tránh chẩn đoán sai.
Nhịp tim thai hiển thị trên màn hình máy siêu âm
Xem thêm: Siêu âm mốc 12 tuần: Tầm quan trọng của đo độ mờ da gáy
Phải làm gì khi thai nhi không có tim thai?
Nếu đến tuần thứ 10 của thai kì mà mẹ bầu vẫn chưa phát hiện tim thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn. Nếu mẹ bầu không nhớ rõ chu kì kinh, có thể được hẹn tái khám sau 1 – 2 tuần, mẹ bầu không nên quá lo lắng, hoảng loạn sẽ ảnh hưởng đến con.
Từ sau tuần thứ 12 mà siêu âm vẫn không thấy tim thai nhưng có hình ảnh phôi thai trong tử cung cần phải thực hiện biện pháp đẩy thai ra ngoài để tránh nhiễm trùng tử cung.
Mẹ bầu không nên quá buồn bã, cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh để cơ thể khỏe lại. Sau khoảng 6 tháng, bạn nên thực hiện một số xét nghiệm liên quan trước khi mang thai trong lần kế tiếp để đảm bảo an toàn.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin chi tiết về vấn đề siêu âm không có tim thai. Nếu bạn đang chuẩn bị mang thai trong lần tiếp theo hoặc đang có thai và gặp các vấn đề cần được giải đáp, hãy để Khang Mẫu Nhi trợ giúp cho bạn qua hotline: 0982.91.55.53 nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...