Thai kém phát triển: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

04:44 Ngày 23/06/2021
Thai nhi chậm phát triển là vấn đề khiến mẹ bầu bất an có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kì. Cụ thể, thai kém phát triển là gì, nguyên nhân do đâu, dấu hiệu như thế nào? Hãy cùng tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Thai kém phát triển là gì?

Thai kém phát triển còn được gọi là thai chậm tăng trưởng, có tên tiếng Anh là Intrauterine Growth Restriction (IUGR). Đây là tình trạng bào thai bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, với biểu hiện trọng lượng và các kích thước của thai nhi không đạt chuẩn.

Thai kém phát triển có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như: tăng biến chứng tử vong do khô nước ối, gây chèn ép đến dây rốn. Ngoài ra, thai nhi có các di chứng thần kinh, có thể bị trí tuệ kém phát triển, biến chứng vàng da, thừa hồng cầu cao hơn các bé khác.  

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai chậm phát triển

  1. Do thai nhi bất thường

Thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể về hội chứng Down, Turner hoặc do di tuyền từ thai nhi đều có thể là nguyên nhân dẫn đến thai nhi chậm phát triển.

  1. Do mang đa thai

Mang đa thai sẽ khiến nhu cầu dinh dưỡng của bào thai gia tăng và gây nên nhiều nguy cơ mắc bệnh khi mang thai. Ước tính khoảng 25-30% thai nhi có nguy cơ chậm phát triển khi mang đa thai.

  1. Do bánh nhau bất thường

Bánh nhau khi bị suy chức năng, nhau bám càng, nhau tiền đạo… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến thai nhi không nhận đủ dinh dưỡng từ cơ thể của người mẹ dẫn đến chậm phát triển.

  1. Do bệnh lý của người mẹ

Chị em bị cao huyết áp, thiếu dinh dưỡng, ăn uống kém, có bệnh lý về tim, thận, mạch máu… đều có thể dẫn đến ảnh hưởng thai nhi.

Ngoài ra, những chị em bị chảy máu, đái tháo đường, nhiễm trùng hoặc có bệnh lý trong thời kì mang thai như sởi, giang mai, nhiễm toxoplasma,… đều có thể dẫn đến nguy cơ thai chậm phát triển.

Phân loại thai kém phát triển như thế nào?

Hiện nay Y học hiện đại chia làm 2 loại thai kém phát triển như sau:

  • Thai kém phát triển cân xứng: Nghĩa là các số đo, chỉ số sinh học của thai nhi đều nhỏ hơn so với bình thường, nguyên nhân đa phần do rối loạn di truyền, nhiễm trùng…
  • Thai kém phát triển bất cân xứng: Biểu hiện là vòng bụng nhỏ, chỉ số đầu và xương đùi bình thường.

Nhận biết thai chậm phát triển trong tử cung?

Dưới đây là một số biểu hiện cảnh báo thai đang chậm phát triển:

  • Thai nhi tăng cân rất ít, hoặc bị chẩn đoán thiếu ối.
  • Mẹ bầu bị đái tháo đường, tăng huyết áp.

Chủ yếu thai chậm phát triển được nhận biết qua khám thai định kì với các chỉ số nguy hiểm như:

  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh: Ước tính khoảng 70%
  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh: có tới 70% thai nhi chậm phát triển đều do kích thước đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn nhiều so với tuổi thai.
  • Chỉ số chu vi bụng: Thai chậm phát triển sẽ có chỉ số này cao hơn so với đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi và chu vi đầu. Nếu bạn không nhớ chính xác ngày hành kinh thì khó có thể đoán trước tuổi thai, vì vậy bác sĩ có thể căn cứ vào tốc độ tăng chu vi bụng dưới 10mm trong 15 ngày là do thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Trọng lượng thai: Dựa vào trọng lượng thai rất khó để có thể chẩn đoán chính xác. Bác sĩ siêu âm thường đối chiếu với biểu đồ phát triển trọng lượng thai theo tuổi thai để chẩn đoán thai chậm phát triển.
  • Chỉ số Doppler động mạch: Nếu khám siêu âm thấy doppler động mạch rốn và động mạch tử cung bình thường mà các chỉ số khác có vấn đề có thể do NST bất thường. Nếu phát hiện doppler động mạch bất thường có thể do hệ tuần hoàn của người mẹ gặp phải biến chứng, làm tăng nguy cơ tiền sản giật, rối loạn huyết áp.

Chẩn đoán thai chậm phát triển như thế nào là đúng và kịp thời?

  1. Chẩn đoán thai chậm phát triển giai đoạn sớm

Giai đoạn sớm của thai kì chiếm khoảng 20 – 30% trường hợp thai chậm phát triển. Trong đó khoảng 50% chị em có các triệu chứng của tiền sản giật sớm. Sản phụ có thể bị suy giảm chức năng bánh rau, giảm cung cấp oxy cho thai nhi dẫn đến tăng nguy cơ lưu thai.

  1. Chẩn đoán thai chậm tăng trưởng giai đoạn muộn

Khoảng 70% thai phụ thường chẩn đoán thai chậm phát triển giai đoạn cuối thai kì. Biểu hiện suy giảm chức năng bánh nhau mức độ nhẹ, thai nhi có trọng lượng nhỏ, Doppler ĐM rốn bình thường, khám thấy MCA doppler giảm khoảng 25%; CPR bất thường (25%) dẫn đến giảm oxy thai.

Tình trạng này cần chú ý theo dõi thường xuyên, mặc dù nguy cơ tử vong thấp hơn so với giai đoạn sớm.

  1. Khám lâm sàng chẩn đoán thai nhi chậm phát triển
  • Phương pháp siêu âm: Bác sĩ cần phải thực hiện siêu âm 2 mốc thời gian cách nhau ít nhất 4 tuần để so sánh các chỉ số. 90% thai chậm phát triển bị thiểu ối.
  • Siêu âm Doppler màu: Kỹ thuật này dùng để đo tốc độ và lưu lượng máu chảy vào mạch máu não của thai nhi. Nếu nghi có bất thường về nhiễm sắc thể bác sĩ có thể chỉ định bạn chọc ối để xét nghiệm. Phương pháp này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi về tiền sử mang thai và sinh con của bạn đã từng có trường hợp thai chậm phát triển hay chưa, mẹ bầu tăng ít cân, có bị tim mạch, cao huyết áp hay không?

Phòng ngừa thai chậm phát triển bằng cách nào?

Nếu bạn muốn mang thai khỏe mạnh nên gặp bác sĩ tư vấn đề di truyền trước khi có ý định mang thai. Chị em cũng không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích trước và trong thời kì mang thai.

Về chế độ dinh dưỡng nên bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ, ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các sản phẩm chứa caffeine. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bừa bãi trước và trong thai kì để tránh dị tật bẩm sinh và thai chậm phát triển.

Mỗi ngày bạn nên tập thể dục khoảng 30 phút để tăng hệ miễn dịch.

Thai kém phát triển có điều trị được không?

Điều trị thai chậm phát triển là vấn đề nan giải chưa có bất kì loại thuốc hay phương pháp đặc hiệu nào. Theo lời khuyên của bác sĩ mẹ bầu nên ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, căng thẳng kết hợp với thăm khám thai thường xuyên để theo dõi các chỉ số.

Nếu có vấn đề về bất thường nhiễm sắc thể cần phải được bác sĩ tư vấn cụ thể, theo dõi nhịp tim thai thường xuyên. Thai nhi chậm phát triển có nguy cơ tử vong cao và khiến trẻ có khả năng bị dậy thì sớm, rối loạn chuyển hóa đường, chậm phát triển chiều cao sau khi chào đời.

Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên có các kiến thức về thai chậm phát triển, lắng nghe bác sĩ tư vấn, theo dõi và có hướng giải quyết tốt nhất. Chúc mẹ bầu luôn có thai kì an toàn và khỏe mạnh!

 

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI