Thai chậm phát triển nên ăn gì?

04:38 Ngày 22/06/2021
Thai chậm phát triển là tình trạng thai nhi chưa đạt các chuẩn mực về cân nặng, số đo trung bình. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của người mẹ là vô cùng quan trọng để giúp thai nhi khỏe mạnh. Thai chậm phát triển nên ăn gì là điều mẹ bầu rất băn khoăn. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây nhé!

Thai chậm phát triển nên ăn gì?

1. Chất đạm

Chất đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, các loại hạt… giúp cải thiện sức khỏe của thai nhi, giúp bé cao lớn và thông minh hơn mỗi ngày. 

2. Chất sắt

Chị em mang thai cần bổ sung ít nhất 27mg sắt mỗi ngày, ước tính gấp đôi số lượng cần thiết của thai phụ nên mẹ bầu cần phải bổ sung các khoáng chất, thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt gia cầm, cá, đậu Hà Lan, ngũ cốc, gan động vật… giúp tăng cường lượng máu tốt cho thai kì.

Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thụ chất sắt, mẹ bầu hãy tăng cường bổ sung vitamin từ rau, củ, quả sạch để cơ thể sản sinh hồng cầu tốt hơn.

thai-cham-phat-trien-nen-an-gi-1

Thực phẩm giàu sắt tốt cho mạch máu

3. Chất béo

Chất béo có 2 loại là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Mẹ bầu nên tăng cường các thực phẩm bổ sung chất béo không bão hòa sẽ giàu omega 3 giúp thai nhi phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí não.

Bạn nên bổ sung các thực phẩm như: các loại ngũ cốc, hướng dương, đậu phộng, dầu mè, bơ, hạt lanh, hạt bí, dầu ô liu tự nhiên…

4. Canxi

Hàm lượng canxi nạp vào cơ thể không chỉ giúp thai nhi phát triển xương mạnh mẽ mà còn giúp mẹ tránh đau mỏi xương khớp, đau lưng khi mang thai. Bổ sung đủ canxi sẽ giúp thai nhi có cấu tạo xương và răng chắc khỏe hơn.

Bạn nên tăng cường uống canxi khoảng 800mg – 1200mg/ ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với uống sữa, tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi hàng ngày. Bạn cũng nên kết hợp bổ sung vitamin D từ thực phẩm có màu cam để tăng hấp thụ canxi tốt nhất.

thai-cham-phat-trien-nen-an-gi-2

Canxi giúp xương chắc khỏe

5. Axit folic

Axit folic được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo nên bổ sung 3 tháng trước khi có ý định mang thai. Axit folic là dưỡng chất cần thiết giúp ngăn chặn dị tật ống thần kinh ở não bộ và tủy sống, giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất từ cơ thể người mẹ.

Bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu axit folic như đậu phụ, rau xanh, các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi….  

6. Vitamin D

Mặc dù vitamin D được hấp thụ qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng bạn cũng không nên chủ quan, hãy bổ sung vitamin D cần thiết để tổng hợp canxi và thúc đẩy quá trình phát triển xương, não bộ của thai nhi.

7. Vitamin C

Vitamin C không chỉ giúp cơ thể người mẹ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp trẻ hấp thụ sắt tốt nhất, ngăn ngừa các bệnh lý khi mang thai. Bạn nên tăng cường ăn các loại hoa quả như táo, chanh dây, cam, bưởi, chanh…

Thai chậm phát triển bà bầu kiêng ăn gì?

1. Các loại đồ uống có cồn, chất kích thích

Rượu, bia, cà phê là những thức uống làm tăng khả năng sảy thai ngoài ý muốn. Các loại chất kích thích có trong nước uống này còn gây hại cho sức khỏe, khiến bạn bị mất ngủ, làm chậm tăng trưởng các chỉ số, thậm chí gây nguy hại đến các thai nhi.

2. Rau sam

Rau sam là một trong những thực phẩm không nên ăn khi mang thai, nhất là 3 tháng đầu thai kì. Rau sam có thể làm co bóp tử cung, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ và cũng có thể làm tăng nguy cơ động thai, dọa sảy thai.

thai-cham-phat-trien-nen-an-gi-3

Rau sam không tốt cho thai nhi

3. Rau răm

Rau răm là món khoái khẩu của nhiều chị em nhưng bạn không nên ăn nhiều thực phẩm này để tránh nguy cơ mất máu, tử cung co bóp, đau bụng khi mang thai.

4. Ngải cứu

Ngải cứu mặc dù rất tốt cho sức khỏe phụ nữ nhưng khi mang thai bạn không nên sử dụng. Nguyên nhân là bởi ngải cứu có thể là nguyên nhân dẫn đến tử cung co bóp nhiều hơn, gây đau bụng, dọa sảy thai.

5. Rau ngót

Rau ngót có chứa chất Papaverin là nguyên nhân dẫn đến ngăn cản sự phát triển của trẻ, tăng nguy cơ xuất huyết âm đạo, thậm chí sinh non ngoài ý muốn. Bạn chỉ nên sử dụng rau ngót sau khi sinh con để tử cung co bóp đẩy sản dịch ra ngoài.

6. Chùm ngây

Bên cạnh các dưỡng chất tốt cho cơ thể thì chùm ngây còn chứa một loại tiền tố alpha sitosterol khiến tử cung mẹ bầu co thắt mạnh, kìm hãm sự phát triển của trẻ cũng như gây ra triệu chứng băng huyết, sinh non ở mẹ. 

7. Đu đủ xanh

Đu đủ chín là nguồn bổ sung vitamin D và A rất tốt cho thai nhi. Nhưng đu đủ xanh lại chứa nhiều enzymes và mủ có khả năng gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sinh non và ức chế quá trình phát triển xương của thai nhi. Bạn nên tránh ăn đu đủ xanh trong thời điểm này.

8. Nhãn

Ăn nhiều nhãn cũng khiến thai nhi bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ ra huyết, sảy thai, động thai, sinh non. Nếu bạn ăn quá nhiều nhãn còn khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

thai-cham-phat-trien-nen-an-gi-4

Quả nhãn không nên ăn nhiều trong thai kì

9. Dứa

Dứa chỉ nên sử dụng trong 2 tuần cuối của thai kì để tử cung co bóp làm tăng khả năng sinh thường ở mẹ bầu. Những tháng đầu có thai bạn không nên ăn nhiều dứa để tránh co bóp tử cung có thể dẫn đến đau bụng, ra máu.  

10.  Dưa hấu

Dưa hấu cũng là thực phẩm mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trong thai kì vì chúng có thể gây rong huyết, động thai.

Bạn đang bị bác sĩ chẩn đoán thai nhi chậm phát triển hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cường ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với thăm khám thường xuyên để thai nhi phát triển tốt mỗi ngày.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI