Tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết về mang thai ngoài tử cung

11:46 Ngày 27/02/2021
Mang thai ngoài tử cung là biến chứng đe dọa khả năng sinh sản của người mẹ. Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung là gì, làm thế nào khi bị mang thai ngoài tử cung là điều rất nhiều chị em còn băn khoăn. Chúng ta hãy cùng đi giải đáp thắc mắc thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Mang thai ngoài tử cung là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Mang thai ngoài tử cung hiểu một cách đơn giản là trứng đã thụ tinh không làm tổ ở tử cung mà bất ngờ “đậu” ở vị trí khác. Thai có thể làm tổ ở nhiều nơi khác như:  buồng trứng, ổ bụng, vết sẹo mổ thai cũ… trong đó có tới 95% ở vòi trứng gây nguy hiểm cho thai phụ.

Mang thai ngoài tử cung có thể đe dọa đến tính mạng nếu túi thai vỡ ra, máu chảy vào ổ bụng. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu bất thường khi mới mang thai.

Thai ngoài tử cung thường sẽ không thể phát triển bình thường do không có đủ chỗ trống và không có nhau thai để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Không những thế, nếu không được chữa trị sớm, phôi thai to dẫn và có thể gây vỡ vòi trứng. Khi thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ gây nhiều nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa mạng sống của mẹ.

Cụ thể, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những biến chứng khác như:

- Vỡ vòi trứng gây chảy máu ồ ạt: Đây là hệ quả tất yếu khi phôi thai phát triển mà kích thước vòi trứng không tăng lên sẽ khiến vòi trứng phồng rộp, sau đó vỡ và gây chảy máu ổ bụng.

- Thai tự ngừng phát triển: Phôi thai không thể phát triển trong vòi trứng được nên đương nhiên sẽ tự ngừng phát triển.

- Sảy khối thai qua vòi trứng vào ổ bụng: Đây là trường hợp thai tự vỡ và chảy máu trong ổ bụng, dẫn đến mẹ bầu bị mất máu quá nhiều, nguy hiểm đến tính mạng.

mang-thai-ngoai-tư-cung-1

Phân biệt mang thai bình thường và mang thai ngoài tử cung

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là gì?

Dưới đây là một số triệu chứng phản ánh bạn đang bị mang thai ngoài tử cung nhưng rất dễ nhầm lẫn với các biến chứng khác như:

– Chảy máu âm đạo: Khi mới mang thai, có thể chị em sẽ ra máu báo có thai màu hồng nhạt hoặc màu nâu. Lượng máu thường ít và kéo dài 2-3 ngày là hết. Còn chảy máu do mang thai ngoài tử cung lượng máu nhiều, kèm theo cơn đau bụng, màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm.

– Đau bụng: Đau bụng khi mới mang thai có thể do thai nhi đang làm tổ trong buồng tử cung. Nhưng nếu tình trạng đau không thể kiểm soát, đau dữ dội thành từng cơn, đau âm ỉ không dứt kèm theo chảy máu âm đạo thì cần phải đi khám ngay lập tức để can thiệp sớm, tránh thai vỡ. Nhiều mẹ bầu còn có thể cảm thấy đau đầu kèm theo đau bụng, thậm chí choáng, ngất rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung là gì?

Nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung chủ yếu do những bất thường ở vòi trứng khiến trứng thụ tinh không thể di chuyển xuống buồng tử cung như:

- Viêm vòi trứng do viêm nhiễm phụ khoa, phá thai nhiều lần…

- Vòi trứng bị chít hẹp.

- Co thắt vòi trứng.

Trong trường hợp khẩn cấp, nếu phát hiện thai ngoài tử cung muộn bác sĩ có thể phải cắt bỏ 1 bên vòi trứng để đảm bảo tính mạng cho sản phụ. Điều này có thể đe dọa khả năng sinh sản của bạn sau này. Vì vậy, bạn nên nhớ phát hiện bất thường khi mang thai càng sớm càng tốt. Nhất là với những chị em có tiền sử mang thai ngoài tử cung trước đó, chị em bị viêm vùng chậu, phẫu thuật vòi trứng, có bệnh lý về đường tình dục, người nghiện thuốc lá… cần đặc biệt cẩn trọng.

mang-thai-ngoai-tu-cung-2

Biến chứng vỡ vòi trứng nguy hiểm đến tính mạng khi mang thai ngoài tử cung

Điều trị mang thai ngoài tử cung

Điều trị thai ngoài tử cung phù thuộc vào việc phát hiện sớm hay muộn và mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi để loại bỏ thai càng sớm càng tốt, sau đó kê các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau… giúp mẹ bầu ổn định sức khỏe. Mổ thai ngoài tử cung cần phải được theo dõi ít nhất 3-5 ngày ở viện cho đến khi phục hồi. Việc chỉ định phẫu thuật là bắt buộc và phải tiến hành sớm để ngăn chặn biến chứng đe dọa khả năng sinh sản sau này.

Tình trạng mang thai ngoài tử cung ở mỗi người không giống nhau về kích thước, vị trí làm tổ và cơ địa của mỗi người đều khác nhau nên mẹ bầu bắt buộc phải tiến hành thăm khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Điểm mặt 8 nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai liên tiếp

Biện pháp phòng chống mang thai ngoài tử cung

Để ngăn ngừa mang thai ngoài tử cung chị em cần chú ý:

- Vệ sinh vùng kín mỗi ngày để tránh viêm nhiễm phụ khoa. Chị em lưu ý không thụt rửa âm đạo, không sử dụng các hóa chất làm mất đi độ PH trong môi trường âm đạo.

- Chủ động đi khám phụ khoa để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa.

- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su và chung thủy với một bạn tình, tránh lây nhiễm các bệnh lý lây lan qua đường tình dục.

- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các loại chất kích thích, đồ uống có cồn… khi mang thai.

Trên đây là toàn bộ những điều mẹ bầu cần biết về mang thai ngoài tử cung. Mong rằng bạn luôn chủ động chú ý đến những bất thường khi mang thai để ngăn ngừa sớm biến chứng trong thai kì.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI