Sự phát triển trí não của thai nhi qua 9 tháng thai kì như thế nào?
Điều kì diệu trong cấu trúc não bộ của thai nhi
Xét về mặt cấu tạo, não bộ của con người được chia làm 5 phần là đại não, tiểu não, thân não, tuyến yên và vùng dưới đồi.
Điều bất ngờ là chỉ sau 16 ngày thụ thai, não bộ của thai nhi đã bắt đầu hình thành, phát triển lớn dần và có các nếp gấp. Chúng dần chuyển thành rãnh rồi tạo thành dây ống thần kinh kết nối với toàn bộ cơ thể.
Giai đoạn tuần thứ 6-7 của thai kỳ, ống thần kinh này sẽ đóng lại, chuyển thành cong và chia não bộ thành các bộ phận: tiền đình, não giữa và não sau. Thời điểm này, tủy sống sẽ xuất hiện ngay ở não sau. Tiếp tục, não bộ sẽ nhanh chóng chia thêm các phần đại não, tiểu não, thân não, tuyến yên và vùng dưới đồi.
3 tháng đầu thai kì, một số tế bào thần kinh đặc biệt đã bắt đầu được hình thành. Hệ thần kinh bao gồm hàng triệu tế bào thần kinh bên trong, mỗi tế bào này đều cấu tạo có nhánh để kết nối và lan truyền tín hiệu thông tin.
Mặc dù thai nhi đã bắt đầu phát triển xúc giác vào tuần thứ 8 của thai kì nhưng do thai còn bé và nước ối của mẹ thì rất nhiều nên bạn chưa thể cảm nhận rõ những chuyển động này.
Quá trình phát triển não bộ của thai nhi
Tam cá nguyệt thứ hai: Hình thành các phản xạ
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, não bộ của thai nhi đã bắt đầu hình thành phản xạ điều khiển cơ hoành và cơ ngực. Ngoài ra, lớp bảo vệ myelin cũng xuất hiện giúp tăng tốc độ dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh. Cho đến khi trẻ được 1 tuổi, myelin vẫn tiếp tục phát triển. Cụ thể một số phản xạ của thai nhi được hình thành như sau:
Đến khoảng tuần thứ 16: Thai nhi đã có phản xạ bú và nuốt.
- Tuần thứ 18: Mẹ bầu có thể cảm nhận rõ những cú huých, đạp của bé.
- Tuần 21: Thai nhi có thể nuốt hàng chục ml nước ối mỗi ngày. Vị giác cũng đang được hoàn thiện.
- Tuần 24: Thai nhi đã biết nháy mắt, mở và khép mắt.
- Tuần 27: Thân não của thai nhi đã đạt đến mức gần như hoàn thiện. Chúng được cấu tạo nằm trên tủy sống, dưới vỏ não. Thai nhi đã có thể biết giật mình vì những tiếng động lớn bên ngoài hoặc có phản ứng trước giọng nói của người thân. Đây là thời điểm mẹ bầu nên cho bé nghe nhạc để phát triển trí não.
Tam cá nguyệt thứ ba: Phát triển não toàn diện
Bước sang tuần thứ 28 thai kì, não bộ của thai nhi đã có khả năng điều khiển nhịp thở và kiểm soát nhiệt độ. Thai nhi đã hình thành phản xạ chu kì giấc ngủ và thậm chí đã có nhiều giấc mơ trong lúc ngủ.
Cụ thể, giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, não bộ của bé phát triển như sau:
- Khối lượng: Ước tính não bộ của thai lúc này đã tăng cấp 3 lần, đạt đỉnh điểm khoảng 300g.
- Bề mặt não đã xuất hiện thêm nhiều rãnh, nếp nhăn và có hình dạng tương tự như bộ não hoàn chỉnh.
- Phần tiểu não chịu trách nhiệm điều khiển vận động đã tăng diện tích lên tới 30 lần trong vòng 16 tuần thai kì.
- Vỏ não là bộ phận quan trọng nhất vẫn phát triển về khối lượng, nhưng chỉ đến khi bé chuẩn bị sinh chúng mới thực sự hoạt động. Một vài năm đầu đời vỏ não vẫn tiếp tục trưởng thành và hoàn thiện.
Thiết lâp chế độ ăn uống hỗ trợ não bộ thai nhi phát triển
Để não bộ của thai nhi phát triển tốt nhất bạn nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm giàu Axit folic/vitamin B:
Một số thực phẩm giàu axit folic
Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, chị em nên bổ sung 400 mg axit folic ngay từ 3 tháng trước khi có ý định mang thai. Điều này sẽ giúp các mô tế bào, DNA của thai nhi phát triển, giảm 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh và ngăn ngừa 40% tỷ lệ trẻ sinh ra bị tự kỷ.
Ngoài ra, bạn có thể tăng cường ăn nhóm thực phẩm giàu axit folic như: các loại rau lá xanh, ngũ cốc, các loại hạt…
- Nhóm thực phẩm giàu Axit béo omega (DHA):
Nhóm thực phẩm giàu DHA
DHA là tên viết tắt của axit docosahexaenoic, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mắt và não bộ của con người. Suốt thai kì mẹ bầu nên bổ sung nhiều DHA, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Bạn có thể tăng cường các loại cá, rong biển, trứng hoặc bổ sung viên uống DHA theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Thông qua bài viết bạn đã hiểu về sự phát triển kì diệu của não bộ thai nhi rồi phải không? Mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để luôn có những bữa ăn bổ dưỡng tốt cho cả mẹ và bé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...