Siêu âm tim thai là gì? Vì sao cần phải siêu âm tim thai?
Xem thêm:
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 có nguy hiểm hay không?
Siêu âm thai 12 tuần: Tầm quan trọng của đo độ mờ da gáy
11 điều mẹ bầu nên biết về siêu âm thai trong suốt 40 tuần
Siêu âm tim thai là gì?
Siêu âm tim thai là chỉ định được bác sĩ y khoa khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện định kì để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, kịp thời phát hiện những bất thường trong quá trình mang thai.
Tim là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể con người. Thống kê cho thấy trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh hàng năm rất lớn và đang ngày càng giảm rõ rệt do tầm soát siêu âm tim thai thường xuyên. Nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 90% ca dị tật tim bẩm sinh được phát hiện từ kĩ thuật siêu âm tim thai, giúp bác sĩ phát hiện sớm và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp, làm tăng cơ hội sống cho trẻ.
Bác sĩ sản khoa khuyến cáo tất cả các thai phụ đều nên thực hiện siêu âm tim thai định kì. Đây là cách duy nhất giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề ở mạch máu, động mạch tim, tâm thất trái – phải… từ đó đưa ra lời khuyên chính xác cho mẹ và con.
Khi thực hiện siêu âm tim thai, sóng âm cao tần được tạo nên từ thiết bị siêu âm sẽ ghi lại hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ. Siêu âm tim cũng được thực hiện tương tự, giúp bác sĩ nhận diện hình ảnh cấu trúc tim thai, nhịp đập tim… để có thể phỏng đoán những bất thường sớm.
Mẹ bầu nên đi siêu âm định kì theo hẹn của bác sĩ
Vai trò của tầm soát tim thai trong thai kì?
Cụ thể, tầm soát tim thai đem lại những lợi ích quý báu như sau:
- Theo dõi tiến trình phát triển của thai:
Siêu âm ngoài việc chẩn đoán hình ảnh, cân nặng, chiều cao, các số đo chiều dài xương đùi, cấu tạo các cơ quan còn giúp theo dõi tiến trình phát triển của tim thai. Tim là bộ phận quan trọng nhất khẳng định thai nhi đang còn sống. Nếu tim ngừng hoạt động, thai nhi đã ngừng phát triển, nếu nhịp tim thai quá nhanh hay quá chậm đều cảnh báo dấu hiệu đe dọa thai nhi.
- Chẩn đoán sớm tim bẩm sinh:
Bệnh tim bẩm sinh chiếm tỉ lệ lớn do các nguyên nhân như di truyền, đột biến gen… Ước tính ở Việt Nam có khoảng 10.000 trẻ sơ sinh bị dị tật tim bẩm sinh. Cơ hội sống của những trẻ được chẩn đoán sớm từ trong bụng mẹ rất cao do bác sĩ có thể chẩn đoán sớm phẫu thuật. Với trẻ không được phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh thường có tỉ lệ tử vong cao do phát hiện muộn và thực hiện can thiệp phẫu thuật phức tạp hơn.
- Đánh giá bất thường về hệ tuần hoàn của thai nhi:
Dị tật bẩm sinh thường là bất thường về cấu trúc tim và chức năng hoạt động của tim. Thông thường, nếu kết quả siêu âm bị dị tật thường được bác sĩ hội chẩn để đưa ra giải pháp tạm thời tốt nhất cho mẹ và thai.
- Dự đoán phương pháp sinh nở an toàn:
Siêu âm tim thai bắt buộc phải được tiến hành khi mẹ bầu đi làm hồ sơ chuẩn bị sinh. Mặc dù trong thai kì, mẹ bầu thường xuyên được kiểm tra thai nhưng tầm soát tim thai bằng máy đo monitor cũng nên được thực hiện để áp dụng cho những trường hợp khẩn cấp lúc sinh nở. Đối với những thai nhi có cấu trúc tim hoặc nhịp tim không bình thường cần phải thực hiện mổ cứu cứu để đảm bảo sự sống.
Hình ảnh tim thai và nhịp đập tim thai qua máy siêu âm
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về tầm soát siêu âm tim thai
Khi nào nên siêu âm tim thai?
Theo nghiên cứu, tim thai bắt đầu hình thành từ tuần thứ 6 – 8 của thai kì. Mặc dù hình ảnh siêu âm chưa rõ ràng nhưng bác sĩ có thể ghi nhận được các dấu hiệu như: có nhịp tim hay không, nhịp tim nhanh hay chậm, khỏe hay yếu để tư vấn cho mẹ bầu.
Đa phần dị tật bẩm sinh về tim thai thường được phát hiện trong tuần thứ 18 – 24 của thai kì. Ngày nay, máy siêu âm 4D, 5D có thể chẩn đoán mức độ máu chảy trong lòng động mạch để xác định sớm bất thường về lưu lượng máu, hoặc các bệnh lý hẹp van tim, nghẽn động mạch tim…
Nhịp tim bao nhiêu được coi là bình thường?
Nhịp tim thai nhi thường đập nhanh hơn ở mức khoảng 120 – 160 nhịp/ phút khi thai nằm yên. Nếu thai chuyển động, nhịp tim có thể lên tới 180 nhịp/ phút.
Từ sau tuần thứ 22, về cơ bản cấu trúc tim đã hoàn chỉnh và đây được dự đoán là thời điểm vàng để phát hiện bất thường về tim thai. Nếu nhịp tim của thai nhi cao hơn 180 hoặc thấp hơn 120 đều là dấu hiệu bất thường cần phải có hội chẩn của bác sĩ chuyên khoa.
Máy móc siêu âm hiện đại giúp chẩn đoán sớm những bất thường về tim thai
Siêu âm tim thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Siêu âm tim thai cũng tương tự như siêu âm thai, sử dụng sóng siêu âm để ghi lại những hình ảnh của thai nhi, nên không có bất kì tác hại nào đến sự phát triển của thai.
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu có thể đi thăm khám, siêu âm thai nhiều lần và không cần phải lo lắng vì siêu âm được nghiên cứu an toàn với mẹ bầu và thai nhi.
Bài viết đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về siêu âm thai và tầm soát siêu âm thai. Bạn hãy cập nhật thêm nhiều bài viết mới của Khang Mẫu Nhi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích trong thai kì nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...