Siêu âm thai 12 tuần: Tầm quan trọng của đo độ mờ da gáy
Độ mờ da gáy và những điều bạn bắt buộc phải biết
Bạn đang thắc mắc đo độ mờ da gáy là gì? Đây là thuật ngữ y học để chỉ cách xác định chất lỏng phía sau da gáy của thai nhi thông qua hình ảnh siêu âm thai. Đo độ mờ da gáy cũng là một trong những cách tin cậy để đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nếu chỉ số độ mờ da gáy cao hơn mức trung bình có thể phản ánh thai nhi đang gặp các vấn đề như: Hội chứng Down bẩm sinh hoặc có vấn đề về nhiễm sắc thể.
Đo độ mờ da gáy được thực hiện bằng máy siêu âm trong tuần thứ 12 của thai kì. Sau khi xác định được độ mờ da gáy bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn bạn làm thêm các xét nghiệm khác như: lấy mẫu máu, chọc ối, lấy mẫu nhung màng đệm… để khẳng định chắc chắn.
Khoảng sáng sau gáy là độ mờ da gáy được xác định qua hình ảnh siêu âm
Chỉ số độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số đo độ mờ da gáy càng cao thì càng gặp phải nhiều bất thường. Tuy nhiên, kết quả này còn phù thuộc vào thời gian đo, loại máy móc siêu âm. Thai nhi có chỉ số bình thường khi độ mờ da gáy dưới 3,5mm và còn thay đổi ở tuần tuổi thai như:
+ Đối với thai nhi 11 tuần tuổi là dưới 2mm.
+ Đối với thai nhi 12 tuần tuổi là dưới 2,5mm.
+ Đối với thai nhi 13 tuần tuổi là dưới 2,8mm.
Như vậy, nếu độ mờ da gáy của thai nhi trên 3,5mm thì sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể như hội chứng Down. Nếu độ mờ da gáy 6mm thì thai nhi có nguy cơ rất cao mắc hội chứng Down và còn kèm theo các dị tật bẩm sinh khác.
Nếu độ mờ da gáy trong khoảng: 3,2-3,5mm thì thai nhi của bạn cũng đang có nguy cơ cao bị đột biến nhiễm sắc thể. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có thể làm các xét nghiệm bổ sung thêm để chắc chắn về kết quả kiểm tra.
Thời gian quan trọng nhất để đo độ mờ da gáy
Muốn có kết quả đo độ mờ da gáy chính xác nhất bạn nên thực hiện trong khoảng thai kì 11 đến 13 tuần thai kì. Mẹ bầu cần phải ghi nhớ mốc quan trọng này để không bị bỏ lỡ.
Nếu bạn muốn đo độ mờ da gáy trước mốc 11 tuần có được không? Đây là giai đoạn thai nhi còn nhỏ, độ mờ da gáy mờ nên không thể xác định chính xác. Còn sau 14 tuần, độ mờ da gáy không còn ý nghĩa chẩn đoán nên bạn phải đặc biệt chú ý.
Xem thêm: Điểm danh 10 loại thực phẩm gây sảy thai sớm mẹ bầu không nên ăn
Khang mẫu nhi – Sản phẩm hỗ trợ an thai từ thảo dược
Một thai kì khỏe mạnh là điều mẹ bầu nào cũng mong mỏi. Suốt 9 tháng thai kì, mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng đau bụng, đau lưng, ra máu khi mang thai. Bài thuốc “Thái Sơn Bàn Thạch Thang” được ghi chép trong cuốn “Cảnh nhạc toàn thư” của Trương Giới Tân được mệnh danh là thánh dược an thai hiệu quả cho rất nhiều mẹ bầu. Khang mẫu nhi được nghiên cứu, chiết xuất từ những dược liệu có trong bài thuốc cổ, gia giảm thêm nhiều vị thuốc khác giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, ra máu, động thai, dọa sảy thai.
Khang mẫu nhi hỗ trợ thai kì mạnh khỏe
Thành phần của Khang mẫu nhi bao gồm:
- Bạch truật, Hoàng cầm, Hoa hòe, Đương quy, Xuyên khung: Những thảo dược “vàng” giúp bồi bổ máu huyết, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa ra máu khi mang thai.
- Củ gai, Tục đoạn, Sa nhân, Đỗ trọng: Dược liệu giúp an thai nổi tiếng trong Y học cổ truyền.
Khang mẫu nhi được tinh chiết dựa trên dây chuyền sản xuất hiện đại, không gây tác dụng phụ với người dùng. Sản phẩm 100% là thành phần thảo dược Đông y, được Bộ Y tế kiểm duyệt đạt chuẩn GMP nên mẹ bầu hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...