Phải làm gì khi bị đau bụng lâm râm khi mang thai?
Đau bụng lâm râm khi mang thai là do đâu?
Hầu hết các cơn đau bụng lâm râm này có cường độ tương tự như đau bụng kinh. Nhiều chị em còn có thể cảm thấy cơn đau ở vệ bên trái hoặc phải nhiều hơn. Thậm chí, đau có thể gia tăng nếu bạn cười to, hắt hơi, ho …
Tình trạng đau lâm râm chủ yếu xuất hiện ở những tuần đầu mang thai. Cường độ đau của mỗi người là khác nhau. Chị em có thể cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi và gặp khó khăn trong sinh hoạt. Nguyên nhân chủ yếu là do thai nhi đang làm tổ trong tử cung, chưa ổn định.
Đau bụng lâm râm trong tam cá nguyệt thứ hai có thể do rất nhiều nguyên nhân khác như mẹ bầu đang phải đối mặt với tình trạng dọa sảy thai, động thai rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm.
Đau bụng lâm râm trong 3 tháng cuối thai kì cũng có thể cảnh báo dấu hiệu dọa sinh non, bong nhau non, rau tiền đạo… nên mẹ bầu không thể chủ quan trước biểu hiện này mà cần thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn.
Đau bụng lâm râm khi mang thai rất nguy hiểm
Đau bụng lâm râm nên đi khám bác sĩ khi nào?
Đau bụng lâm râm kèm theo các triệu chứng dưới đây cần đặc biệt cẩn trọng:
- Đau bụng kèm theo ra máu như bã cà phê, màu nâu đỏ hoặc đen.
- Đau bụng kèm đi ngoài nhiều lần.
- Buồn nôn, nôn ói.
- Mệt mỏi, choáng váng.
- Cơ thể suy kiệt.
Với tình trạng đau bụng lâm râm những tuần đầu thai kì mẹ bầu cần phải đặc biệt cẩn trọng với các biểu hiện của thai ngoài tử cung. Đây là bệnh lý cần can thiệp càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ vỡ thai, đe dọa đến khả năng sinh sản sau này.
Nếu mẹ bầu thấy đau bụng kèm theo ra máu tươi cần phải lập tức đến gặp bác sĩ để tránh nguy cơ dọa sảy thai. Tốt nhất mẹ bầu nên tuân thủ những mốc khám thai định kì để sớm phát hiện những bất thường và được tư vấn điều chỉnh chế độ ăn uống để thai nhi khỏe mạnh.
Xem thêm: Đau bụng khi mang thai tháng đầu có làm sao không?
Một số biện pháp hỗ trợ giảm đau bụng lâm râm khi mang thai
Ngoài việc thăm khám, mẹ bầu còn phải chú ý một số điều trong chế độ sinh hoạt dưới đây để giảm đau bụng khi mang thai:
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, trái cây để cơ thể được tăng cường dưỡng chất đầy đủ.
- Tăng cường các loại vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không mặc quần áo bó sát, không đi giày cao gót để tránh bị té ngã.
- Uống nhiều nước hơn mỗi ngày.
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ để giảm đau như đi ngủ chèn gối, dùng gối tựa khi ngồi…
- Cố gắng nằm nghỉ và ngủ càng nhiều càng tốt cho thai nhi.
Khang mẫu nhi – Xua tan nỗi lo động thai cho mẹ bầu
Y học cổ truyền có lưu giữ rất nhiều bài thuốc giảm đau bụng, dọa sảy thai, ngăn ngừa động thai, sinh non hiệu quả. Trong đó nổi tiếng phải kể đến là bài “Thái Sơn bàn thạch thang” của lương y Trương Giới Tân ở Trung Hoa. Bài thuốc này trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều bác sĩ, dược sĩ hiện nay, đều khẳng định công dụng bổ huyết, an thai rất tốt.
Khang mẫu nhi được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên
Khang mẫu nhi được bào chế từ bài thuốc cổ phương này. Sản phẩm được chiết xuất trên chuyền hiện đại thành các viên nang mềm rất tiện lợi cho người dùng. Thành phần của Khang mẫu nhi gồm 100% dược liệu Đông y như:
- Tục đoạn (Radix Dipsaci): Có vị cay, đắng, tác động chủ yếu vào kinh Can và Thận, chủ chỉ huyết, giảm đau lưng, chữa động thai.
- Củ gai (Radix Boehmer): Có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, cầm huyết, tả nhiệt, trị đái dắt.
- Hoàng cầm (Radix Boehmer): Có vị đắng, tính hàn, tác động vào 6 kinh: Phế, Can, Tâm, Đởm, Đại tràng, Tiểu tràng với công năng thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, giải độc, an thai.
- Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae): Có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng quy kinh Tỳ, Vị giúp mẹ bầu ăn uống tốt, dưỡng huyết an thai.
- A giao (Gelantinum Asini): Có vị ngọt, tình bình, tác động vào kinh Phế, Can, Thận đem lại công dụng: Tư âm dưỡng huyết, bổ phế nhuận táo, chỉ huyết an thai, rất tốt cho mẹ bầu bị chảy máu, dọa sảy.
- Hòe hoa (Styphnolobium japonicum ): Đây là thảo dược có vị ngọt, tính ấm, rất tốt cho tim mạch và tăng cường bổ máu cho bà bầu.
- Thục địa (Radix Rehmannia glutinosae praeparata): Thục địa có vị ngọt, tác dụng điều hòa kinh nguyệt, làm đen râu tóc, bổ thận , dưỡng âm, tiêu khát và trị ho suyễn.
- Đảng sâm (Radix Codonopsis): Đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, tác dụng bồi bổ thận, sinh tân chỉ khát, trị đau nhức xương khớp, cải thiện suy nhược cơ thể và các chứng bệnh thường gặp ở nữ giới như băng huyết, bạch đới,…
- Đương quy ((Radix Angelicae sinensis): Đương quy có vị ngọt cay, tính ấm, tác dụng nhuận tràng, điều kinh, bổ huyết và mạnh gân xương. Ngoài ra đương quy còn được dùng để trị chảy máu tử cung và các chứng đau do ứ huyết.
- Bạch linh (Poria Cocos): Tác động vào Tỳ, Tâm, Thận, Phế giúp an thần, trị mất ngủ, phù nề khi mang thai.
- Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae): Có vị đắng, tính hàn, hơi chua, tác động vào kinh Tỳ, Can, Thái âm, Thủ giúp dưỡng huyết, chỉ thống.
- Sa nhân (Elettaria cardamomum): Có vị cay, mùi thơm, tính ấm, tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, rất tốt cho những chị em bị đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, dọa sảy thai.
- Đỗ trọng (Eucommia ulmoides): Giúp bổ Thận, Tâm, Can, ngăn ngừa cơn co tử cung, chuyên trị sảy thai nhiều lần.
Sản phẩm Khang mẫu nhi rất tốt trong việc bổ huyết, chỉ huyết, cầm huyết, giảm đau bụng, ra máu, nôn mửa, phù nề khi mang thai. Ngoài chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, mẹ bầu có thể dùng Khang mẫu nhi mỗi ngày để có thai kì khỏe mạnh như mong đợi.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...