Những điều mẹ bầu nào cũng cần phải biết khi mang thai 3 tháng đầu

04:21 Ngày 15/06/2021
Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Bên cạnh niềm vui khi có thai, mẹ bầu còn trải qua rất nhiều lo lắng khi thai nhi phát triển. Cụ thể, 3 tháng đầu mang thai cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào? Làm thế nào để hỗ trợ thai nhi khỏe mạnh trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên này? Dưới đây là những lưu ý của bác sĩ sản khoa dành cho bạn.

Sự thay đổi kì diệu của cơ thể người mẹ khi mang thai 3 tháng đầu

Khi bắt đầu mang thai, cơ thể của người mẹ có rất nhiều thay đổi như: cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, đói, thèm ăn hoặc buồn nôn, nôn nhiều. Mỗi người đều có những biểu hiện khác nhau, có người thèm ăn những món trước khi bạn rất thờ ơ, hoặc cũng có thể đột ngột sợ các mùi vị quen thuộc.

Đây là những biến đổi cơ thể rất bình thường mà mẹ bầu 3 tháng đầu thai kì phải đối mặt. Nguyên nhân là do hormone thai kì tăng cao dẫn đến những thay đổi khó chịu, gây mệt mỏi cho người mẹ.

mang-thai-3-thang-dau-2

90% mẹ bầu nôn nghén nhiều trong 3 tháng đầu thai kì

Thay đổi về tâm lí của mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu

Hormone thai kì là “thủ phạm” khiến mẹ bầu dễ thay đổi tâm, sinh lí. Bạn sẽ cảm thấy tâm trạng mình rất “bấp bênh”, dễ vui, buồn, xúc động nhưng cũng có thể dễ cáu gắt, bất thường.

Có nhiều chị em có kì mang thai rất thuận lợi, nhưng tâm lí vẫn bất ổn, lo lắng không yên. Đây là hiện tượng tâm lí rất bình thường của người làm mẹ, nhất là những ai mới mang thai lần đầu. Nguyên nhân là do nội tiết tố thai kì gây nên. Cách tốt nhất để giải tỏa những stress của bạn là nên chia sẻ với người thân về những áp lực của bạn, giảm bớt cường độ công việc, nghỉ ngơi nhiều hơn, và có thời gian chăm chút cho bản thân, nghe nhạc, tập Yoga để cải thiện tâm lí.  

Xem thêm: Bí quyết phòng ngừa dọa sảy thai 3 tháng đầu thai kì

Mang thai 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu cần chú ý điều gì?

Tỉ lệ sảy thai nhiều nhất thường rơi vào những tháng đầu của thai kì bởi vì thai nhi mới làm tổ trong tử cung, còn chưa ổn định. Đến tháng thứ tư của thai kì, các biểu hiện động thai, dọa sảy thường ít xảy ra hơn. Do vậy, trong 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu cần phải chú ý một vào điều như sau:

- Về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu:

Đây là giai đoạn quan trọng nên mẹ bầu hãy chú ý cung cấp đủ 200 – 300 calo mỗi ngày. Theo bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu có thể tăng khoảng 1 – 2,5kg trong giai đoạn này. Nghiên cứu chỉ ra rằng, 3 tháng đầu thai sống bởi nội tiết của người mẹ. Nhưng vấn đề dinh dưỡng cũng cần được quan tâm hàng đầu.

Mẹ bầu nên bổ sung axit folic đầy đủ, mỗi ngày khoảng 400mg để thai nhi phát triển não bộ, ngăn chặn dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, cũng cần tăng cường các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để hỗ trợ phát triển xương, thực phẩm giàu sắt để không bị thiếu máu khi mang thai, và các thực phẩm giàu protein để thai nhi phát triển toàn diện các tế bào não, phục hồi những mô tế bào tổn thương trong cơ thể người mẹ. Bên cạnh đó, nguồn thực phẩm giàu vitamin C cũng cần được bổ sung hàng ngày để tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ sắt và giúp các tế bào máu của thai nhi phát triển.

Một số thực phẩm rất tốt trong những tháng đầu thai kì và mẹ bầu có thể bổ sung hàng ngày như: trứng giàu protein và vitamin D, cá giàu omega 3, thịt bò, thịt gà, rau xanh, sữa chua, trái cây.

Nhóm thực phẩm mẹ bầu không nên ăn là các loại có thể gây co bóp tử cung dẫn đến đau bụng, sảy thai như: rau dăm, đu đủ, rau ngót, mướp đắng, thực phẩm tái, sống, các loại đồ ăn nhanh không rõ nguồn gốc…

Nếu mẹ bầu bị nôn nghén nhiều cần chú ý chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.

mang-thai-3-thang-dau-1

Bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ giúp thai kì khỏe mạnh

- Về chế độ sinh hoạt:

Mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kì cần chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn để giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng. Bạn không nên mang vác các vật nặng hoặc leo trèo cầu thang nhiều để hạn chế nguy cơ động thai.

Bạn cũng nên chú ý mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, đi giày thể thao, giày đế bệt thay cho các loại giày cao gót cũng là cách tốt để giảm nguy cơ té ngã khi mang thai.

Mẹ bầu cũng nên thiết lập giờ giấc sinh hoạt phù hợp, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày giúp cải thiện tâm lí và sức khỏe rõ rệt.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tham khảo các bài tập nhẹ nhàng như Yoga, ngồi thiền và duy trì mỗi ngày khoảng 30 phút để mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm bớt các bệnh lý trong thai kì.

- Lưu ý về việc thăm khám thai:

Trong 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu cần chú ý đảm bảo các mốc khám thai dưới đây:

+ Khám thai ngay sau khi biết có thai: Thăm khám lúc này giúp bác sĩ chẩn đoán thai nhi đã làm tổ trong tử cung hay chưa, loại bỏ nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

+ Khám thai ở tuần thứ 8 thai kì: Đây là mốc thời gian để bác sĩ xác định thai nhi có tim thai hay không.

+ Khám thai ở tuần thứ 11-13 của thai kì: Mốc quan trọng này giúp xác định độ mờ da gáy, chẩn đoán khả năng mắc dị tật bẩm sinh, nguy cơ mắc bệnh Down bẩm sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trên đây là những điều cần chú ý khi mang thai 3 tháng đầu. Ngoài những mốc thăm khám trên, nếu mẹ bầu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra máu, đau buốt lưng, khí hư ra nhiều… cần phải thăm khám gấp để có biện pháp can thiệp sớm, tránh nguy hại đến thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu có rất nhiều vấn đề khiến mẹ bầu lo lắng không yên. Nếu bạn đang cảm thấy băn khoăn cần được giải đáp, hãy liên hệ tới hotline: 0982.91.55.53 để được dược sĩ của Khang Mẫu Nhi tư vấn cụ thể cho bạn.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia , Dọa sảy thai , Động thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI