Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Cơ thể của mẹ sẽ thay đổi như thế nào trong 3 tháng đầu thai kì?
Tùy thuộc vào cơ địa mà chị em sẽ thấy cơ thể của mình thay đổi rõ rệt khi mang thai. Đa số các chị em chịu sự tác động của hormone dẫn đến những triệu chứng khó chịu như:
- Ra máu báo có thai: Thống kê cho thấy khoảng 25% chị em bị ra máu khi mang thai 3 tháng đầu, đây là biểu hiện của phôi thai đang làm tổ trong tử cung. Nếu tình trạng ra máu ít, kéo dài khoảng 2 – 3 ngày là hết thì mẹ bầu không cần lo lắng. Trường hợp ra máu kèm đau bụng, đau lưng cần phải đi thăm khám ngay để phát hiện sớm dấu hiệu động thai, dọa sảy thai.
- Căng tức ngực: Đây là biểu hiện của sự gia tăng nội tiết tố khi mang thai. Ngoài ra, cơ thể của người mẹ cũng bài tiết sẵn các loại hormone kích thích tuyến vú phát triển để có nguồn sữa dồi dào nuôi bé sau sinh.
Sự thay đổi tuyến vú của bà bầu
- Táo bón: Đây là triệu chứng rối loạn tiêu hóa hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Nồng độ hormone progesterone tăng cũng ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Cộng thêm việc mẹ bầu bổ sung sắt, canxi và vitamin tổng hợp cũng khiến bạn dễ bị táo bón.
- Khí hư ra nhiều: Khí hư ra nhiều là do ảnh hưởng của hormone nội tiết thai kì. Bạn sẽ nhận thấy dịch khí hư loãng, màu trắng trong, không có mùi. Bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, mặc quần áo thông thoáng, chất liệu thấm hút tốt để ngăn ngừa hình thành vi khuẩn.
- Thay đổi khẩu vị: Nhiều chị em có thể bị nôn nghén nhiều khi mang thai. Trong 3 tháng đầu chị em thường ăn uống kém, nôn mửa, thậm chí đột ngột thèm ăn một số món mình chưa bao giờ yêu thích.
- Đi tiểu nhiều: Khi mới mang thai tử cung phải phát triển để phù hợp với tốc độ lớn lên của bào thai nên sẽ dẫn đến áp lực đến bàng quang gây đi tiểu nhiều.
- Tâm trạng bất ổn: Hormone và mệt mỏi trong thai kì có thể khiến mẹ bầu bị áp lực tâm lí, tâm trạng dễ buồn bã, lo lắng, nhạy cảm hơn mức bình thường.
- Tăng hoặc giảm cân: Với chị em bị nghén ít hoặc không nén thường tăng khoảng 1,4 đến 2,7kg, nhưng các chị em nôn nghén nhiều lại có xu hướng giảm cân rõ rệt.
Mặc dù có rất nhiều thay đổi nhưng mẹ bầu hãy cứ yên tâm vì các dấu hiệu khó chịu trên sẽ sớm giảm bớt khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2.
Thai nhi 3 tháng đầu phát triển như thế nào?
Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu thai nhi sẽ phát triển hệ thần kinh, tuần hoàn và một số bộ phận cơ thể như sau:
- Ban đầu trứng được phân chia thành nhiều tế bào, sau đó trở thành phôi thai làm tổ ở tử cung. Sau đó, nhau thai, dây rốn và túi ối sẽ đảm nhiệm vai trò nuôi dưỡng thai nhi.
- Hệ thần kinh của thai nhi được hình thành, kết nối sang não và tủy sống. Các dây thần kinh và cơ thể bắt đầu có sự kết nối với nhau.
- Thai nhi có nhịp tim vào tuần thứ 6 – 8.
- Hệ tiêu hóa đang phát triển, hình thành bộ phận ruột và thận.
- Thai nhi có các bộ phận chân, tay, ngón tay, ngón chân. Khuôn mặt đã bắt đầu hình thành tai, mắt, mũi, miệng, thậm chí đến khoảng tuần thứ 12, thai nhi đã có móng tay và mí mắt.
- Bộ phận sinh dục cũng bắt đầu hình thành.
- Chiều dài của thai nhi có thể đạt đến khoảng 8cm vào cuối tuần thứ 12.
Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu
Để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu chính xác nhất bạn nên tham khảo chế độ khám thai dưới đây nhé!
Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ tình dục không?
Bí quyết hăm sóc mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
1. Chế độ khám thai 3 tháng đầu
Ngay sau khi biết mình chắc chắn có thai bạn nên đi thăm khám theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không chỉ thực hiện siêu âm thai mà bác sĩ còn cần phải kiểm tra cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu để đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với thể trạng của mẹ bầu.
Đến tuần thứ 12 của thai kì bác sĩ sẽ chỉ định đo độ mờ da gáy để chẩn đoán hội chứng Down sớm trong thai kỳ. Nếu chỉ số độ mờ da gáy cao bạn sẽ được tư vấn làm thêm các xét nghiệm khác để khẳng định chắc chắn kết quả.
Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi), béo phì – thừa cân, huyết áp cao, mang thai đôi… cần phải đi khám thường xuyên để tránh những biến chứng trong thai kì.
2. Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn chỉ nên cung cấp thêm mỗi ngày 150 calo trong 3 tháng đầu là đủ, không nên ăn quá nhiều. Chế độ dinh dưỡng của bạn cần chú ý:
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, rau củ giàu chất xơ, hạn chế ăn thực phẩm đường ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, sữa chưa qua tiệt trùng…
- Tăng cường axit folic, sắt, canxi, vitamin A, D, C, B cho thai kì.
- Có thể chia nhỏ các bữa ăn để giảm bớt cơn ốm nghén.
- Uống ít nhất 3 – 4 lít nước mỗi ngày.
- Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích gây hại cho thai nhi.
Thực phẩm mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn
3. Chế độ sinh hoạt cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Bạn nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập Yoga, chạy bộ, ngồi thiền… nếu không có vấn đề về sức khỏe.
Bà bầu 3 tháng đầu có nên quan hệ tình dục không? Câu trả lời là bạn có thể quan hệ vợ chồng nếu không có những biểu hiện dọa sảy thai, động thai. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý quan hệ nhẹ nhàng để tránh gây hại cho thai nhi.
Ngoài ra, bạn cũng nên giảm bớt áp lực công việc, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và chia sẻ những căng thẳng tâm lí để tâm trạng luôn lạc quan.
Trong thời kì tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể như: đau bụng, ra máu, dịch âm đạo có mùi hôi, suy nhược cơ thể, tăng cân quá ít hoặc quá nhiều… để kịp thời đi khám. Chúc bạn có thai kì suôn sẻ, khỏe mạnh!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...