Mang thai bao lâu thì hết nghén?
Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì nôn nghén khi mang thai hình thành do các yếu tố tác động như sau:
- Hormone tăng đột ngột: Khi mang thai, các loại hormone nội tiết như: hCG, estrogen và progesterone có thể tăng gấp 100 lần dẫn đến ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Dạ dày của bạn có thể bị dư thừa acid trong dịch vị, tăng nguy cơ nôn ói và chán ăn.
- Khứu giác nhạy cảm hơn: Khứu giác của chị em mang thai trở nên rất nhạy cảm khi ngửi thấy các mùi đồ ăn, xăng, dầu, sơn, nước hoa… đều có thể gây buồn nôn.
- Hệ tiêu hóa kém: Hầu hết các mẹ bầu đều phải đối diện với tình trạng tiêu hóa kém hơn khi mang thai. Điều này thường xuất phát từ yếu tố hormone tác động, hoặc khi thai nhi lớn có thể chèn ép đến hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ nóng, ăn uống khó tiêu.
- Một số yếu tố khác: Những mẹ bầu có tâm lý căng thẳng, có tiền sử bị say tàu xe, bị bệnh về hệ tiêu hóa, rối loạn tiền đình… cũng dễ bị nôn nghén nặng nề hơn những người bình thường.
Thai mấy tuần thì hết nghén?
Ốm nghén là triệu chứng 90% chị em gặp phải trong thai kì. Tuy nhiên với mỗi cơ địa khác nhau sẽ có các biểu hiện ốm nghén khác nhau. Hầu hết các chị em bị ốm nghén bắt đầu từ tuần thứ 4 đến thứ 6 của thai kì và có xu hướng giảm dần khi bước sang tuần thứ 12 đến tuần 16. Sang tháng thứ 4 của thai kì mẹ bầu sẽ giảm nôn, ăn uống ngon miệng hơn. Mặc dù vậy, thống kê cũng cho thấy khoảng 10% thai phụ phải chịu cảnh nôn nghén trong suốt 9 tháng thai kì.
Tình trạng nôn nghén bình thường không gây hại cho thai nhi. Nếu bạn bị nôn nghén rất nặng, không ăn uống được gì, cơ thể sẽ bị mất nước, mệt mỏi rã rời, suy nhược thần kinh được gọi là nhiễm độc thai nghén cần phải đi thăm khám để có biện pháp điều trị sớm.
Mẹ bầu bị nôn nghén cũng ăn uống kém hơn nên có nguy cơ thai nhi bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân khi mang thai. Vì vậy, sau 4 tháng cơ thể giảm nôn, mẹ bầu nên tăng cường ăn bổ sung các thực phẩm giàu sắt, axit folic, canxi, vitamin cần thiết để thai nhi phát triển.
Mách bạn 10 mẹo giảm ốm nghén cực hay
Muốn giảm nhanh các triệu chứng nôn nghén khi mang thai mẹ bầu cần chú ý:
1. Bổ sung nhiều nước
Uống nhiều nước giúp giảm nôn mửa
Tăng cường uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng giúp giảm nhanh triệu chứng ốm nghén. Lí do là bởi việc nôn nhiều khiến tuyến nước bọt trong khoang miệng của bạn liên tục hoạt động dẫn đến khô miệng và cảm giác buồn nôn gia tăng.
Bạn bên bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tránh uống trong khi ăn và trước khi đi ngủ để có thể ngăn ngừa nôn nghén hiệu quả hơn.
2. Uống trà bạc hà
Uống trà bạc hà cũng là cách đơn giản giúp cải thiện các triệu chứng nôn mửa khó chịu. Ngoài dùng trà bạc hà, bạn có thể ăn kẹo hoặc ngửi tinh dầu bạc hà, vừa giúp cổ họng thông thoáng, vừa giúp khứu giác dễ chịu hơn để kiểm soát các cơn nôn nghén.
3. Ngửi mùi chanh, cam, quýt
Tương tự như vị bạc hà, nếu bạn dùng nước chanh, cam, quýt hoặc ngửi vỏ chanh, cam đều có thể tạo sự thoải mái cho khứu giác, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
4. Gừng giúp giảm nôn nghén
Bí quyết giảm nghén từ nước gừng và chanh
Gừng được xem là vị khắc tinh của cảm giác buồn nôn. Bạn có thể dùng trà gừng hoặc ngửi mùi gừng đều có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng nôn. Tuy nhiên bạn không nên dùng quá nhiều gừng để tránh gây hại cho thai nhi. Bạn có thể dùng một vài lát gừng tươi hoặc ăn kẹo gừng để cổ họng thông thoáng, giảm nôn.
5. Ăn ngay sau khi thức dậy
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi thức dậy tình trạng nôn nghén thường nhẹ nhất trong ngày nên bạn hãy ăn sáng nhiều hơn để tăng cường dưỡng chất cho thai nhi. Một số thực phẩm như: bánh quy, bánh mì nướng, ngũ cốc khô... sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng buồn nôn.
6. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Bạn có thể bỏ thói quen ăn 3 bữa chính mà nên chia làm các bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp ổn định dịch vị dạ dày và bạn sẽ hấp thu được dinh dưỡng tốt hơn là là cố gắng ăn nhiều vào 3 bữa chính khiến dạ dày lúc quá no lúc lại quá đói.
Bữa phụ trong ngày bạn có thể ăn bánh quy, hoa quả khô, đậu phộng hoặc ô mai đều giúp giảm buồn nôn.
7. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Tháp dinh dưỡng cho bà bầu
Bạn có thể tăng cường các loại vitamin có trong các loại rau củ, trái cây để giảm buồn nôn. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thực phẩm giàu canxi, sắt, axit folic để bổ sung dinh dưỡng cần thiết khi mang thai.
Trong 3 tháng đầu, bạn cũng nên hạn chế uống caffeine, ăn thực phẩm cay, nóng hoặc các đồ ăn có mùi tanh như cá, trứng… sẽ giúp ngừa nôn tốt hơn.
8. Dành thời gian nghỉ ngơi
Nôn nghén khiến chị em mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy bạn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để tinh thần được thoải mái, cơ thể bớt mệt mỏi.
9. Vận động nhẹ
Nếu bạn không có các dấu hiệu bất thường khi mang thai thì nên vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe. Bạn hãy tham khảo các bài tập đi bộ, Yoga cho bà bầu để hỗ trợ cải thiện thể trạng tốt hơn.
10. Bấm huyệt cổ tay
Đây là mẹo giảm nôn nghén rất dễ thực hiện. Bạn nên bấm huyệt cổ tay để não bộ minh mẫn, giảm cảm giác buồn nôn tốt hơn.
Trên đây là những thông tin mẹ bầu cần biết về nôn nghén khi mang thai. Hầu hết các chị em mang thai sau 3 tháng đầu sẽ giảm bớt triệu chứng nôn nghén. Nếu bạn gặp triệu chứng nôn ói nhiều, không ăn uống được, cơ thể suy nhược… cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...