Mang thai 2 tháng đầu: Kinh nghiệm siêu âm và ăn uống chuẩn nhất
Cách nhận biết thai nhi khỏe mạnh trong 2 tháng đầu
Mang thai tháng thứ 2 là giai đoạn thai nhi mới hình thành, đang bám vào thành tử cung. Bạn có thể yên tâm về thai kì của mình nếu nhận thấy những dấu hiệu như sau:
- Ốm nghén khi mang thai: Đây là giai đoạn mới có thai nên mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm nhận được những cơn ốm nghén mức độ nặng nhẹ khác nhau. Biểu hiện cơ bản là mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, nôn nhiều, nhạy cảm với mùi vị...
- Biểu hiện tăng cân: Mẹ bầu tăng cân đều cho thấy thai nhi đang hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
- Biểu hiện khó chịu khi có thai: Mẹ bầu có thể cảm thấy đau bụng lâm râm, đau lưng, tê mỏi chân tay... khi mới mang thai.
- Thường xuyên đi tiểu: Lúc này tử cung của người mẹ to lên, chèn ép đến bàng quang, dẫn đến hiện tượng buồn tiểu nhiều hơn.
- Căng tức ngực: Núm vú màu nâu sẫm, ngực căng tức... là biểu hiện hormone progesterone đang gia tăng ở phụ nữ mang thai.
- Bụng to lớn dần: Thai nhi đang lớn dần lên, tử cung to lên, nước ối và bánh nhau hình thành, khiến vòng bụng mẹ bầu cũng to hơn.
- Siêu âm thấy chỉ số bình thường: Nếu bạn đã thực hiện siêu âm, xét nghiệm máu, phát hiện thấy tim thai và các chỉ số khác bình thường thì đừng lo lắng bởi em bé đang khỏe mạnh.
Trên đây là tổng hợp những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh. Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, mẹ bầu hãy yên tâm ăn uống, ngủ nghỉ hợp lí để em bé phát triển toàn diện.
Hình ảnh thai nhi 2 tháng đầu thai kì
Cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 2 tháng đầu?
2 tháng đầu thai kì, cơ thể của bạn sẽ có một vài dấu hiệu thay đổi đáng kể như:
- Thân thiệt cao hơn bình thường.
- Mệt mỏi, cảm thấy khó chịu, buồn ngủ.
- Dịch âm đạo nhiều hơn.
- Bụng to lên.
- Đau bụng lâm râm.
Thai nhi khỏe đồng nghĩa với cơ thể của người mẹ ngày càng “khác lạ”. Thiên chức làm mẹ sẽ khiến bạn vượt qua tất cả để cán đích an toàn nếu biết thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích khi mang thai.
Hình ảnh thai nhi suốt 9 tháng thai kì
Lưu ý 7 điều khi mang thai 2 tháng đầu ai cũng cần phải biết
1. Mang thai 2 tháng đầu nên đi siêu âm khi nào?
Kinh nghiệm là nếu mẹ bầu nhận thấy bất kì dấu hiệu lạ nào như: ra máu, đau lưng, đau bụng... đều nên đi siêu âm để làm rõ nguyên nhân. Thông thường lịch đi siêu âm khi mang thai tháng thứ 2 là khoảng tuần thứ 8 của thai kì để biết được thai nhi đã có tim thai hay chưa.
2. Dấu hiệu bất thường khi mang thai 2 tháng đầu
Mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe của bản thân hàng ngày và thăm khám ngay nếu cơ thể có những dấu hiệu nguy hiểm dưới đây:
- Nôn nghén nhiều quá mức: Đây có thể là biểu hiện của nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kì, dẫn đến mất nước, cơ thể suy nhược, tăng nguy cơ dọa sảy thai, suy dinh dưỡng giai đoạn đầu thai kì.
- Chảy máu âm đạo: Một vài giọt máu nâu có thể là máu báo có thai, hết sau 2 – 3 ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu máu màu đỏ tươi, kèm theo triệu chứng đau bụng dưới, đau thắt lưng, có thể là dấu hiệu dọa sảy thai cần được thăm khám và điều trị gấp.
- Dịch tiết âm đạo bất thường: Nếu mẹ bầu nhận thấy dấu hiệu âm đạo có nhiều khí hư màu xanh, trắng đục, vàng... thể lỏng, vón cục hoặc sủi bọt, mùi hôi... nên đi thăm khám phụ khoa gấp để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Nhất là khi thấy khí hư lẫn máu không thể coi thường.
- Tiểu nhiều kèm theo đau bụng dưới, tiểu buốt: Đây là biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trên đây là những dấu hiệu cơ bản cho thấy thai nhi đang gặp nguy hiểm. Bạn không nên chủ quan hoặc quá hoang mang, lo lắng mà cần đi khám thai càng sớm càng tốt.
3. Kinh nghiệm ăn uống khi mang thai 2 tháng đầu
Suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu cần ăn uống đủ chất, bổ sung đủ các loại vitamin, khoáng chất. Riêng tháng thứ 2 của thai kì, mẹ bầu cần chú ý:
- Bổ sung nhiều trái cây để tăng cường vitamin như: nho, táo, chuối, cam, dâu tây...
- Tăng cường thực phẩm nhiều sắt như: hạnh nhân, thịt bò, ngũ cốc, mộc nhĩ... để bổ huyết, ngăn ngừa thiếu máu thai kì.
- Ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, axit folic, trứng, cá, đậu, sữa.
- Bổ sung vitamin D, DHA, canxi, vitamin, khoáng chất... liều lượng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ăn uống lành mạnh, tăng cường rau củ quả
4. Mang thai 2 tháng đầu không nên ăn gì để tránh dọa sảy, sảy thai?
Mẹ bầu nên ăn uống lành mạnh, đa dạng nguồn thực phẩm. Tuy nhiên, cũng có nhiều thực phẩm, đồ uống mẹ bầu không nên dùng trong giai đoạn này như:
- Các loại cá biển (cá thu, cá ngừ) chứa nhiều thủy ngân có hại đến trí não.
- Không nên dùng gan động vật, đồ ăn chế biến sẵn.
- Không dùng thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế ăn đồ ngọt.
- Tránh xa nước ngọt có ga, café, bia, rượu.
- Một số loại hoa quả, rau xanh có thể gây dọa sảy thai, co bóp tử cung như: măng tươi, khổ qua, rau ngót, dứa, đu đủ, nhãn...
5. Một vài điều cần chú ý trong sinh hoạt
Mẹ bầu nên chú ý:
- Tuyệt đối không tự ý dùng bất kì loại thuốc nào nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
- Không leo trèo cầu thang, mang vác các vật nặng, nhất là với những mẹ bầu đã có tiền sử sảy thai trước đó.
- Không nên làm việc quá mức, quá căng thẳng đầu óc, stress khi mang thai.
- Không tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.
- Không đi giày cao gót, nên sử dụng các loại giày đế thấp có độ ma sát tốt để tránh té ngã.
Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu thai kì: Như thế nào là đạt chuẩn?
6. Mang thai 2 tháng đầu có nên tập thể dục không?
Câu trả lời là bạn có thể tập thể dục nếu như sức khỏe bình thường, không có nguy cơ dọa sảy hoặc tiền sử sảy thai trong lần mang thai trước. Mẹ bầu chỉ nên thư giãn bằng các bài tập Yoga, ngồi thiền, đi bộ, đi bơi... tùy thuộc vào thể trạng, không nên tập luyện quá sức.
Khi tập nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không vận động quá mạnh. Tập thể dục nên duy trì hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, giảm đau lưng trong thai kì rất tốt.
7. Có nên thai giáo khi mang thai tháng thứ 2?
Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu thai giáo cho con theo 2 cách:
- Thai giáo gián tiếp: Mẹ bầu luôn vui vẻ, yêu đời, lạc quan để con được vui vẻ.
- Thai giáo trực tiếp: Bạn có thể tạo thói quen nghe nhạc, trò chuyện với con mỗi ngày. Đến tháng thứ 4 của thai kì là con có thể nghe rõ những gì mẹ nói rồi đấy!
Bài viết đã cung cấp kiến thức bổ ích khi mang thai 2 tháng đầu cho mẹ bầu tham khảo. Hãy cùng lưu lại để áp dụng ngay trong thai kì của mình nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...