Mách bạn 20 dấu hiệu mang thai sớm sau 7 ngày quan hệ
1. Vùng ngực căng tức
Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất cho thấy bạn đã “cấn bầu”. Cụ thể hơn là bạn sẽ nhận thấy vùng ngực sưng, đau nhức, núm vú sẫm màu, quầng vú lớn, thâm đen. Nguyên nhân khiến bạn có những thay đổi ở vùng ngực là do nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao dẫn đến kích cỡ của ngực thay đổi. Sau khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, các triệu chứng này sẽ giảm dần mặc dù tuyến vú vẫn đang phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu tiết sữa sau này.
2. Đi tiểu nhiều lần
Cảm giác buồn tiểu nhiều hơn, đi tiểu nhiều cũng là dấu hiệu mang thai sớm. Lí do là bởi hormone hCG tăng cao, tử cung mở rộng về kích thước sẽ khiến bàng quang chịu nhiều áp lực và gây buồn tiểu, tiểu nhiều.
3. Buồn nôn, nôn nhiều
Nôn và buồn nôn là triệu chứng mang thai sớm
Buồn nôn và nôn nhiều là triệu chứng ốm nghén của hầu hết các chị em mang bầu. Đây cũng là biểu hiện của việc mang thai sớm do hormone progesterone đột ngột tăng cao. Các triệu chứng này sẽ giảm dần sau 3 tháng đầu mang thai, tuy nhiên cá biệt sẽ có một số chị em bị nôn nghén đến hết thai kì.
4. Cơ thể mệt mỏi
Nếu bạn thụ thai thành công, nồng độ progesterone tăng cao sẽ khiến cơ thể của bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi, nôn nghén, thậm chí kiệt sức do nôn nhiều. Để giảm mệt mỏi mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để tăng cường dinh dưỡng hoặc tham khảo các biện pháp dân gian giúp giảm nôn nghén.
5. Đầy hơi, chướng bụng
Đây cũng là biểu hiện mang thai sớm do hormone progesterone trỗi dậy mạnh mẽ khiến ảnh hưởng đến nhu động ruột. Tiêu hóa thức ăn sẽ đột ngột chậm lại, dạ dày khó tiêu dẫn đến dễ ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng.
6. Sưng và đau nướu, lợi
Khi bạn có bầu rất dễ mắc các bệnh lý về nướu như sưng đau, viêm lợi, chảy máu lợi. Vì vậy các bác sĩ thường khuyên bạn nên đi kiểm tra răng lợi trước khi có ý định mang thai.
7. Khí hư ra nhiều, vùng kín ẩm ướt
Hormone cũng là nguyên nhân dẫn đến chất nhầy tử cung gia tăng khiến vùng kín ẩm ướt. Dịch tử cung bình thường có màu trắng trong, dai như lòng trắng trứng. Nếu bạn nhận thấy dịch tử cung có màu sắc lạ, mùi hôi nên sớm đi kiểm tra phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân.
Xem thêm: Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
8. Chóng mặt, ngất xỉu
Nội tiết tố khi mang thai sẽ thay đổi rõ rệt từng ngày khiến cho lượng máu lưu thông nhanh chóng, làm giãn mạch máu, giảm huyết áp. Hệ quả là mẹ bầu dễ bị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí cảm thấy quay cuồng, ngất xỉu đột ngột. Đây cũng là biểu hiện khi lượng đường trong máu quá thấp.
9. Xuất huyết màu nâu
Máu báo có thai có màu nâu, lượng ít
Khi phôi thai đến làm tổ trong lòng tử cung sẽ khiến chị em nhận thấy máu báo có thai màu nâu. Khoảng 30% chị em thấy xuất hiện tình trạng này trong thai kì. Lượng máu ít, màu nâu hoặc hồng phớt, không gây đau bụng và sẽ tự biến mất trong khoảng vài ngày.
10. Thay đổi khẩu vị
Hormone cũng khiến bạn dễ dàng bị buồn nôn, nôn nhiều khi mang thai và đặc biệt là đột ngột thay đổi khẩu vị. Bạn sẽ đột ngột thèm ăn những món lạ như thèm chua, thèm ngọt, hoặc nhạy cảm với các thứ mùi quen thuộc dẫn đến nôn nghén.
11. Bị rối loạn vị giác
Bạn sẽ đột ngột cảm thấy nhạt mồm nhạt miệng hoặc đắng miệng do nồng độ estrogen tăng cao khi mang thai. Rối loạn vị giác có thể khiến bạn chán ăn. Hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tăng cường dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi.
12. Nhạy cảm với nhiệt độ
Bạn đột ngột cảm thấy nóng hoặc lạnh không phải do sự thay đổi của thời tiết thì có thể do bạn đã mang thai.
13. Tiết nhiều nước bọt
Bạn cảm thấy khoang miệng của mình đột ngột tiết nhiều nước bọt hơn mức bình thường? Đây chính là biểu hiện sớm của tình trạng ốm nghén, hiện tượng trào ngược axit hoặc ợ nóng do hormone thai kì gây nên chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
14. Táo bón
Rối loạn tiêu hóa, táo bón một phần là do hormone progesterone gây nên, hoặc do chính những sản phẩm bổ sung vitamin, sắt của bạn đã uống trước đó. Bạn hãy ngăn ngừa táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, củ quả và tăng cường uống ít nhất 3 – 4 lít nước mỗi ngày.
15. Tâm lý bất ổn
Tâm lý bất ổn là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu. Lí do là bởi hormone khiến các chất dẫn truyền thần kinh làm mẹ bầu đột ngột cảm thấy hưng phấn nhưng cũng đột ngột tụt dốc cảm xúc, tiêu cực và chán nản. Bạn nên học cách kiểm soát các cơn giận dữ, chia sẻ với người thân nhiều hơn hoặc thư giãn nhiều hơn để ngăn chặn trầm cảm khi mang bầu.
16. Đau lưng
Đột ngột đau lưng do thai nhi làm tổ trong tử cung
Khi mới có thai, bạn sẽ thấy tử cung đột ngột phải giãn rộng dẫn đến các cơn đau ở vùng sống lưng dai dẳng hơn.
17. Tăng hoặc giảm cân bất thường
Tình trạng nghén có thể khiến bạn thèm ăn nhiều hơn hoặc nôn nghén rất nhiều, tùy vào cơ địa của mỗi người. Vì vậy bạn sẽ đột ngột tăng hoặc giảm cân bất thường trong 3 tháng đầu mang thai.
18. Khó thở, hụt hơi
Khi bạn có em bé cơ thể cần phải có lượng oxy để nuôi phôi thai phát triển dẫn đến khó thở nhiều hơn.
19. Nhiệt độ cơ thể tăng
Lượng hormone progesterone tăng cao khi mang thai sẽ khiến chị em có nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường.
20. Đau bụng âm ỉ
Khi thai nhi đang làm tổ trong tử cung sẽ khiến bụng dưới của bạn cảm thấy đau âm ỉ như có kinh nguyệt. Tình trạng này có thể đi kèm với đau lưng, ra máu báo có thai.
Trên đây là 20 dấu hiệu mang thai sớm cho mẹ bầu tham khảo. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trên hãy mua que thử thai, làm xét nghiệm máu hoặc siêu âm thai để biết chắc chắn mình đang mang thai nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...