Lưu lại ngay 5 bài thuốc dân gian trị ốm nghén siêu dễ dàng
Ốm nghén có gây hại cho thai nhi không?
Ốm nghén là tình trạng sinh lý bình thường, chỉ khi nào ốm nghén khiến bạn mệt mỏi không thể ăn uống được, nôn nhiều, cơ thể mất nước, suy nhược mới được coi là bệnh nhiễm độc thai nghén.
Trong 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy các triệu chứng nghén như: buồn nôn, nôn nhiều, ăn uống kém, mệt mỏi khó chịu. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu khiến cơ thể người mẹ cảm thấy khó chịu, mỏi mệt.
Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý, làm viêc nhẹ nhàng, ăn uống lành mạnh, mẹ bầu có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian sử dụng các loại gia vị có sẵn trong căn bếp để giảm nhanh triệu chứng khó chịu và ăn uống tốt hơn trong thai kì.
5 bài thuốc dân gian trị ốm nghén cho bà bầu
1. Bí quyết trị ốm nghén bằng gừng tươi
Gừng tươi giúp giảm nôn nghén
Gừng là loại gia vị quen thuộc, tính ấm, vị cay. Gừng được dùng rất nhiều trong điều trị nôn mửa, trừ đờm, ho, cảm sốt. Bạn cũng có thể dùng gừng để tăng sức đề kháng, giảm co thắt dạ dày, ngăn ngừa tình trạng buồn nôn và kích thích nhu động ruột tiêu hóa tốt hơn.
Bạn có thể áp dụng theo cách lấy 1 ly nước mía tươi, rồi cho thêm khoảng 5ml nước ép gừng vào uống chung. Mỗi ngày có thể dùng 1 – 2 ly vừa tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin vừa giảm nhanh triệu chứng nôn mửa.
2. Bí quyết dùng chanh tươi trị nôn mửa
Mùi của chanh rất dễ chịu khiến mẹ bầu bớt đi triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên, chanh tươi có lượng axit cao nên mẹ bầu không dùng quá nhiều để tránh gây hại cho dạ dày.
Bạn có thể ngửi mùi chanh để giảm mùi khó chịu hoặc dùng 500g chanh tươi gọt vỏ bên ngoài, bỏ hết hạt, thái thành miếng mỏng để trộn với đường hoặc 20ml mật ong. Bạn đem ướp hỗn hợp 1 ngày rồi đun cạn nước, để nguội, sau đó đổ vào lọ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần thấy buồn nôn bạn có thể ăn 1 – 2 thìa sẽ khỏi nhanh chóng.
Xem thêm: 90% mẹ bầu bị nôn nghén khi mang thai: Khi nào nên lo lắng?
3. Mẹo hay dùng phật thủ trị ốm nghén
Bạn có thể tham khảo bài thuốc trị ốm nghén kết hợp phật thủ và gừng tươi cực dễ như sau:
Dùng 10g Phật thủ, 2 lát gừng tươi, 5g đường đem hãm với nước sôi để hãm dùng thay nước trà. Bài thuốc rất tốt cho những chị em bị nôn mửa, đau tức ngực, tinh thần mệt mỏi, hay cáu gắt.
4. Dùng vỏ quất, quýt, cam trị nôn nghén
Vỏ cam quất giúp ngăn ngừa nôn mửa
Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam chính là thảo dược Trần bì trong Đông y. Dược liệu này có công dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể dùng vỏ cam, quýt tươi để ngửi trực tiếp hoặc lấy vỏ khô đem thái nhỏ, hãm với nước sôi uống trong ngày.
5. Bí đao trị nôn nghén
Bí đao có vị ngọt, tính mát, được dùng để thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ đàm, ngăn chặn nôn mửa. Bạn có thể dùng bí đao thái mỏng, phơi khô hãm với nước uống thay trà hoặc chế biến thành các món ăn vừa bổ dưỡng, vừa giúp giảm ốm nghén.
Ngoài 5 cách trên bạn nên duy trì lối sống, sinh hoạt dưới đây để tăng hiệu quả nhé:
- Nghỉ ngơi hợp lý, mẹ bầu không nên “tham công tiếc việc” mà cần có chế độ làm việc, ngủ nghỉ để giảm mệt mỏi.
- Đảm bảo giấc ngủ ngon, ngủ nhiều để tăng sức đề kháng, đầu óc tỉnh táo và cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Tham khảo các lớp tập Yoga, ngồi thiền, bơi lội hoặc đi bộ cũng giúp cải thiện nhanh các triệu chứng trên.
- Uống ít nhất 3 – 4 lít nước mỗi ngày để miệng không bị khô và giảm nôn mửa.
- Bạn có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn trong ngày để cơ thể hấp thụ được dinh dưỡng nuôi thai nhi.
- Bạn nên tránh xa các thực phẩm có mùi kích thích gây nôn mửa.
Sản phẩm Khang mẫu nhi – hỗ trợ an thai cho mẹ bầu
Khang mẫu nhi giúp mẹ tròn con vuông
Mẹ bầu bị nôn nghén, mệt mỏi dễ dẫn đến dọa sảy thai, động thai. An thai theo Đông y là phương pháp được rất nhiều thế hệ tin dùng vì độ an toàn cao và không gây tác dụng phụ.
Sản phẩm Khang mẫu nhi được bào chế dựa trên các vị thuốc của bài Thái sơn bàn thạch thang nổi tiếng trong Y học cổ truyền, gia giảm thêm các vị: Củ gai (an thai), A giao (chỉ huyết), Hoa hòe (bổ huyết). Khang mẫu nhi đem lại công dụng hỗ trợ an thai hiệu quả cho mẹ bầu.
Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt đạt chất lượng GMP nên bạn có thể yên tâm sử dụng trong suốt thai kì.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...