Lí giải vì sao mẹ bầu phải siêu âm đầu dò?
Xem thêm:
Thực hư chuyện bà bầu ăn rau ngót bị sảy thai
Siêu âm tim thai là gì? Vì sao cần phải siêu âm thai?
Hiểu rõ về phương pháp siêu âm đầu dò
Kĩ thuật siêu âm đầu dò còn được hiểu là siêu âm vùng chậu thường được bác sĩ chỉ định thăm khám giúp phát hiện những căn bệnh ở tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung và vùng âm đạo. Phương pháp siêu âm này sử dụng kĩ thuật siêu âm sóng âm tần cao, đi qua ngã âm đạo giúp tạo nên hình ảnh chuyên sâu rõ nét, độ chuẩn xác cao. Bác sĩ sẽ thực hiện thao tác chèn ống đầu dò khoảng 2 đến 3 inch qua ống âm đạo.
Siêu âm đầu dò khi chưa có thai có thể đánh giá sức khỏe cơ quan sinh dục, độ dày của niêm mạc, theo dõi sự phát triển của trứng, quá trình rụng trứng hoặc phát hiện các loại u nang tử cung, u nang buồng trứng…Tùy vào sự nghi ngờ bệnh lí nào mà bác sĩ có thể yêu cầu chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo hoặc đầu dò hậu môn.
Khi mang thai, siêu âm đầu dò thường được chỉ định dùng trong tuần thai thứ 6 – 8 của thai kì, giúp phát hiện sớm các bất thường ở những tuần thai đầu tiên, thai đã có tim hay chưa, có bị mang thai ngoài tử cung hay không…Ngoài ra, siêu âm đầu dò rất cần thiết cho việc đánh giá sức khỏe sinh sản để phục vụ cho kĩ thuật thụ tinh nhân tạo, đánh giá các khối u trong tiểu khung hoặc đo kích thước buồng trứng…
Mô phỏng kĩ thuật siêu âm đầu dò
Thời điểm siêu âm đầu dò hợp lý nhất khi mang thai
Thời điểm siêu âm đầu dò tốt nhất là từ tuần thai thứ 6 cho đến thứ 8, phương pháp siêu âm này chủ yếu giúp đánh giá tim thai và sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, những trường hợp dưới đây nên sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò:
- Đau mỏi vùng xương chậu.
- Kiểm tra u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- Kiểm tra đặt vòng tránh thai.
- Thăm khám sức khỏe xương chậu.
- Phát hiện sớm mang thai ngoài tử cung.
- Theo dõi nhịp tim thai, chẩn đoán sảy thai, xác định nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo bất thường.
- Theo dõi cổ tử cung để phát hiện sớm những bất thường của thai nhi để kịp thời can thiệp.
Siêu âm đầu dò chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, bạn không nên tùy tiện sử dụng.
Siêu âm đầu dò cho hình ảnh rõ nét trên thiết bị
Giải đáp thắc mắc: Siêu âm đầu dò có hại không?
Siêu âm đầu dò không có hại đến thai nhi mặc dù đây là biện pháp tác động trực tiếp vào âm đạo. Tuy nhiên, siêu âm đầu dò cần phải thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, để di chuyển quanh vùng âm đạo mà không tác động đến cổ tử cung để ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Khi siêu âm đầu dò mẹ bầu cần chú ý điều gì?
- Siêu âm đầu dò ở những tuần thai bé cần phải làm sạch bàng quang trước khi tiến hành siêu âm. Siêu âm không gây đau đớn nhưng có thể khiến mẹ bầu hơi khó chịu vùng kín.
- Mặc dù kĩ thuật siêu âm mang lại hình ảnh chính xác nhưng cũng có nhược điểm là không phát hiện được vùng cao tầng trong ổ bụng. Không phải bất kì trường hợp nào cũng có thể thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò.
- Phương pháp siêu âm này cũng không nên áp dụng cho trẻ em hoặc bạn gái chưa từng quan hệ tình dục, màng trinh chưa rách hoặc người bị dị dạng đường sinh dục.
- Chị em cũng cần lưu ý là nếu đang đến ngày “đèn đỏ” hoặc mắc viêm nhiễm phụ khoa cũng không nên siêu âm đầu dò.
- Mẹ bầu cũng cần chú ý mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, giữ cơ thể thoải mái, không căng cứng tránh cản trở thao tác của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về siêu âm đầu dò cho mẹ bầu tham khảo. Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên thực hiện siêu âm đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn luôn có thai kì khỏe mạnh và an toàn!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...