Làm thế nào để phân biệt đau bụng kinh và đau bụng do có thai?

06:18 Ngày 14/07/2020
Bạn đang phân vân không biết mình đang đau bụng kinh hay đau bụng do mang thai? Bài viết sẽ giúp bạn phân biệt hai trường hợp này.

1. Triệu chứng đau bụng kinh và đau bụng khi mang thai khác nhau như thế nào?

Bạn đang bị chậm kinh một vài ngày và phát hiện lượng máu âm đạo nhỏ tương tự như kinh nguyệt cùng với tình trạng đau bụng? Trong trường hợp này rất nhiều bạn không biết mình đã mang thai hay chưa. Dưới đây là những lưu ý cơ bản để bạn tìm hiểu rõ về triệu chứng mình đang gặp phải:

-         Triệu chứng của đau bụng kinh:

Đau bụng kinh là triệu chứng tiền kinh nguyệt, thường diễn ra một vài ngày trước khi có kinh. Biểu hiện cơn đau bụng thường ở phần bụng dưới, đau âm ỉ nhiều ngày, nhưng khi có kinh nguyệt ồ ạt bạn có thể nhận thấy cơn đau dữ dội hơn, khoảng 2 ngày sau khi có kinh nguyệt là sẽ hết đau.

Một số triệu chứng tiền kinh nguyệt bên cạnh việc đau bụng là bạn sẽ thấy vùng bụng dưới chướng lên, khó chịu, đi ngoài phân lỏng… Đây đều là những dấu hiệu khi nội tiết tố thay đổi không đáng lo ngại.

-         Triệu chứng của đau bụng do có thai:

Đau bụng do có thai thường nhận thấy cơn đau lâm râm âm ỉ, chủ yếu đau lệch về bên thai nhi làm tổ, thậm chí có thể đau khi đứng ngồi quá lâu hoặc khi cười mạnh. Đây là tình trạng xảy ra khi thai nhi mới làm tổ trong buồng tử cung khiến bụng dưới cũng căng tức. Cơ thể của bạn bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu ốm nghén, nôn, buồn nôn.

dau-bung-khi-co-thai-1

Một số dấu hiệu nhận biết có thai tuần đầu

Muốn biết chắc mình đã mang thai hay chưa bạn nên sử dụng que thử thai hoặc tới phòng khám siêu âm là chuẩn xác nhất.

2. Nguyên nhân nào gây đau bụng kinh và đau bụng do mang thai?

Dưới đây là lí giải nguyên nhân dẫn đến hai hiện tượng đau bụng với những triệu chứng tương đương giống nhau:

-         Nguyên nhân gây đau bụng kinh: 

Đau bụng kinh hình thành chủ yếu do nội tiết tố thay đổi, tử cung phải co bóp liên tục để đẩy nội mạc tử cung đã bong tróc ra ngoài. Lượng hormone prostaglandin giai đoạn này cũng đẩy lên cao độ khiến các cơn co thắt diễn ra nhiều hơn, đau bụng gia tăng về cường độ. Ngoài ra, những chị em mắc viêm nhiễm phụ khoa, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… đều phải đối mặt với đau bụng kinh mỗi tháng.

-    Nguyên nhân gây đau bụng do mang thai: 

Đau bụng do mang thai ở giai đoạn đầu không đáng lo ngại, chủ yếu do thai nhi mới làm tổ ở cơ tử cung hoặc cơ thể người mẹ giãn dây chằng để phù hợp cho tử cung phát triển về kích thước, mẹ bị đầy bụng, khó tiêu…

dau-bung-co-thai-2

Thai nhi làm tổ trong tử cung có thể gây đau bụng âm ỉ

Đau bụng do mang thai nếu đi kèm với các triệu chứng ra máu đỏ tươi, đau đớn vùng thắt lưng cần được đi khám ngay bởi chúng có thể cảnh báo dọa sảy thai, sảy thai sớm ở mẹ bầu.

3. Làm thế nào để giảm đau bụng kinh và đau bụng do có thai?

Đau bụng kinh hay đau bụng do có thai cũng cần chú ý:

-         Nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là đối với những chị em mới mang thai.

-         Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, bổ sung nhiều nước, canxi, rau, trái cây, hạn chế ăn những thực phẩm đóng hộp sẽ giúp giảm những cơn đau nhanh chóng.

-         Vận động nhẹ nhàng như tập Yoga hay ngồi thiền đều rất tốt cho sức khỏe và tâm trạng.

-         Không mặc quần áo bó sát cơ thể.

Nếu bạn đang nghi ngờ mình có thai nên lập tức tới phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt vì đau bụng có thể là biểu hiện của thai đang làm tổ ở tử cung nhưng cũng có thể báo hiệu dấu hiệu bóc tách thai, thai ngoài tử cung hoặc dọa sảy thai, sảy thai sớm…

Xem thêm: Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai ở bà bầu

Khang mẫu nhi – Thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu

Khang mẫu nhi là sản phẩm được bào chế từ những dược liệu của Đông y, giúp an thai theo quan điểm của Y học cổ truyền. Thân thể của người mẹ lấy máu huyết làm gốc rễ để thai nhi phát triển, vì vậy an thai theo Đông y phải vừa giúp bồi bổ máu, tăng cường lưu thông máu tốt, tác động đến can, tỳ, thận, vừa hỗ trợ an thai, giảm co bóp tử cung để loại bỏ những dấu hiệu động thai, ra máu, đau bụng ở mẹ bầu.

khang-mau-nhi

Khang mẫu nhi hỗ trợ thai kì khỏe mạnh

Thành phần của Khang mẫu nhi được chia làm 2 nhóm:

-         Nhóm an thai, hỗ trợ tử cung, hạn chế co bóp tử cung: Củ gai, Thục địa, Sa nhân,… đều là những dược liệu nổi tiếng từ ngàn xưa với tác dụng dưỡng thai.

-         Nhóm dược liệu tăng cường bồi bổ máu huyết, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, giảm nhanh những triệu chứng thiếu máu, đau đầu, da xanh xao, chóng mặt, buồn nôn như: Đương quy, Hoàng cầm, Hoa hòe…

Khang mẫu nhi có thể sử dụng hàng ngày, không gây tác dụng phụ cho người dùng. Sản phẩm an toàn và hiệu quả được Bộ Y tế công nhận và kiểm duyệt. Bên cạnh việc dùng Khang mẫu nhi, chị em nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi, sống khoa học lành mạnh thì một thai kì khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông là điều không khó.

Tags: Đau bụng khi mang thai , Điều trị đau bụng khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI