Khi nào thì thai nhi có tim thai?
Tim thai bắt đầu hình thành từ khi nào?
Từ 4 tuần đầu mang thai, phôi thai đã có mạch máu riêng biệt để phát triển thành tim và hệ thống tuần hoàn máu. Các bác sĩ cho rằng, giai đoạn sơ khai tim thai tựa như ống xoắn được chia thành nhiều vùng, sau đó mới hình thành chính xác tim và các van thực hiện chức năng đóng mở để luân chuyển máu từ tim đến với các bộ phận khác trên cơ thể.
Bắt đầu từ tuần thứ 5 của thai kì, ống tim đã hoạt động nhưng mẹ bầu chưa thể nghe thấy nhịp tim thai. Giai đoạn này các mạch máu tiền thân cũng bắt đầu hình thành trong phôi thai.
Đến tuần thai thứ 6, tim thai đã có thể đập với khoảng 110 nhịp/ phút. Tim thai lúc này được chia thành 4 khoang, mỗi khoang gồm có lối vào và ra để máu lưu thông nhịp nhàng.
Bước sang tuần thứ 8, tim thai đã có thể tăng lên 150-170 nhịp một phút. Và mẹ bầu có thể nghe thấy nhịp tim thông qua dụng cụ siêu âm gọi là Doppler. Nhịp tim thai càng ngày càng rõ trong những tuần kế tiếp của thai kì.
Phát hiện nhịp tim thai thông qua hình ảnh siêu âm
Tim thai sẽ phát triển như thế nào cho đến hết thai kì?
Hệ tuần hoàn của thai sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chào đời. Đến tuần thứ 12, tủy xương hình thành, cơ thể của thai nhi sẽ tự động sản xuất tế bào máu. Sang tuần thứ 17, não bộ hoạt động sẽ giúp điều chỉnh nhịp tim thích hợp với môi trường thế giới bên ngoài. Tim thai có thể đập nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào các phản xạ.
Bước sang tuần thứ 20, mẹ bầu có thể cảm nhận rõ nhịp tim bằng ống nghe. Từ sau thời điểm này, bác sĩ có thể phát hiện được những vấn đề về tim của trẻ nên nếu bạn và gia đình có tiền sử bị bệnh tim bẩm sinh, tiểu đường thai kì hoặc bệnh lý về hệ miễn dịch cần phải thông báo cho bác sĩ để nhận được lời khuyên đúng đắn.
Thông thường, nhịp tim của trẻ sau tuần thứ 25 là 140 nhịp/phút. Hầu hết các mao mạch sau tuần thứ 25 đã có khả năng tự vận chuyển oxi đi khắp cơ thể nhỏ và tiếp tục đi qua phổi để trở thành trung tâm của hệ tuần hoàn.
Làm thế nào để siêu âm phát hiện dị tật tim bẩm sinh
Theo bác sĩ khuyến cáo bạn nên thực hiện siêu âm thai vào khoảng tuần thứ 6 – 9 của thai kì. Đây là thời điểm vừa giúp xác định phôi thai có tim không và vừa dự tính được ngày dự sinh của thai nhi.
Muốn xác định chính xác thai nhi có bất thường như dị tật tim bẩm sinh hay không mẹ bầu cần nhớ rõ lịch siêu âm vào khoảng tuần thứ 22 của thai kì. Đây là giai đoạn các cấu trúc tim rõ rệt nhất. Ước tính khoảng 1000 trẻ sơ sinh thì có tới 9 trẻ bị dị tật bẩm sinh nên mẹ bầu cần phải cẩn trọng trong siêu âm, phát hiện càng sớm càng tốt.
Bạn nên biết rằng không thể có thuốc chữa dị tật tim bẩm sinh trong thời điểm mang thai nhưng bạn cần phải phát hiện sớm để ngăn ngừa những biến chứng trong thời điểm sinh nở, chọn nơi sinh kĩ lưỡng để chăm sóc tim thai cho trẻ ngay sau khi sinh. Thậm chí, bác sĩ còn cần xác định phương pháp phẫu thuật khi bé vừa chào đời để xử lí dị tật tim. Ngoài ra, nếu thai bị dị tật tim bẩm sinh cũng cần phải có đơn thuốc để hỗ trợ giảm nguy cơ sinh non để tăng cơ hội sống sót cho trẻ.
Tin vui cho mẹ bầu là hầu hết các vấn đề dị tật tim bẩm sinh đều có thể được phát hiện và điều trị tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần xác định là trẻ sau khi sinh ra cần phải khám tim mạch thường xuyên cho đến khi trưởng thành.
Phát hiện dị tật tim bẩm sinh thông qua hình ảnh tim thai
Xem thêm: Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Làm thế nào để giữ cho trái tim của thai nhi khỏe mạnh
Tim thai của bé vẫn còn tiếp tục phát triển cho đến khi chào đời. Vì vậy, để hỗ trợ hệ tuần hoàn khỏe mạnh mẹ bầu cần chú ý:
- Bổ sung axit folic đầy đủ trong thời gian mang thai. Bác sĩ khuyến cáo bạn nên bổ sung ít nhất trước 3 tháng mang thai là tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề dị tật ống thần kinh và tim mạch.
- Từ bỏ ngay thói quen hút thuốc lá. Thuốc lá là nguyên nhân chiếm 2% dị tật tim bẩm sinh.
- Kiểm soát cân nặng để tránh bị tiểu đường thai kì.
- Không dùng các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là Accutane (trị mụn) gây dị tật tim thai.
- Không dùng rượu và các chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
Thông qua bài viết mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sự phát triển tim thai của bé rồi phải không? Hãy duy trì nếp sống lành mạnh, ăn uống đủ dưỡng chất để thai nhi khỏe mạnh bạn nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...