Giai đoạn nào bà bầu ốm nghén nặng nhất? Làm thế nào để giảm nôn nghén khi mang thai?
Như thế nào là ốm nghén?
Ốm nghén là tên gọi chung cho những triệu chứng khó chịu thường xảy ra vào đầu thai kì. Phổ biến nhất là triệu chứng buồn nôn, nôn nhiều. Ước tính khoảng 90% thai phụ phải đối mặt với ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1% trong số thai phụ được chẩn đoán “nhiễm độc thai kì” với biểu hiện nôn nghén nặng, không thể ăn uống được gì, suy nhược cơ thể.
Ốm nghén có thể gây buồn nôn, nôn nhiều vào bất kì thời điểm nào trong ngày hoặc khi gặp các tác động như mùi hương hoặc thức ăn lạ. Tình trạng này đa phần biến mất sau khoảng tuần thứ 12 của thai kì.
Hội chứng nôn nghén có thể khiến mẹ bầu bị mất nước nghiêm trọng. Vì vậy nếu bị nôn nhiều, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung nước và điện giải.
Buồn nôn và nôn nhiều là triệu chứng của ốm nghén khi mang thai
Các yếu tố khiến mẹ bầu bị nôn nghén nặng nề hơn
Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén là do hormone nội tiết trong cơ thể người mẹ tăng nhanh khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với thực phẩm và mùi vị. Ngoài ra, những chị em có tiền sử nôn nghén nặng trong lần mang thai trước đó, mang song thai, đa thai, hoặc mang thai lần đầu, mẹ bầu thừa cân đều là những yếu tố khiến tình trạng nôn nghén nặng nề hơn.
Nếu bạn nôn nhiều và có các biểu hiện ăn uống không ngon miệng, không ăn được gì, nôn nhiều lần trong ngày, mất nước, mệt lả, chóng mặt, giảm cân nhanh, cơ thể suy nhược… cần phải tới bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Ốm nghén nặng nề nhất vào giai đoạn nào của thai kì?
Nhiều tài liệu gọi triệu chứng ốm nghén khi mang thai là căn bệnh “buổi sáng” vì đa phần chị em nôn nhiều ngay sau khi thức dậy. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể nôn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày kèm theo các triệu chứng chán ăn, cơ thể uể oải, chóng mặt, ngủ kém…
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đa phần các triệu chứng ốm nghén xảy ra nặng nề hơn vào khoảng tuần thứ 9 của thai kì. Các nhà khoa học cũng khẳng định do đây là thời điểm thai nhi làm tổ trong lòng từ cung, nồng độ hormone tăng cao, dẫn đến cơ thể người mẹ mất cân bằng rõ rệt.
Sau đó, các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần vào khoảng tuần thứ 16 của thai kì. Ước tính chỉ khoảng 10% chị em bị nôn nghén kéo dài đến khi sinh nở. Hầu hết các triệu chứng nôn nghén không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng có thể gây mất nước nghiêm trọng, dẫn đến rối loạn tuyến giáp, gan và đe dọa nước ối.
Tuần thứ 9 của thai kì thai nhi có trọng lượng tương đương với quả nho
Một số biện pháp giảm nôn nghén khi mang thai
Để giảm ốm nghén mẹ bầu có thể tham khảo một số cách đơn giản dưới đây:
- Nên chú ý nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc và thư giãn đầu óc, không nên căng thẳng, stress. Nếu bạn nôn quá nhiều nên nằm nghỉ, tuyệt đối không lao động quá sức, mang vác các vật nặng khi mang thai.
- Bổ sung nước hàng ngày. Bạn có thể chia lượng nước thành nhiều phần, uống từng ngụm nhỏ để giảm nôn và bổ sung điện giải cần thiết cho cơ thể.
- Không nên sử dụng nhiều đồ chua hoặc đồ ngọt có thể làm triệu chứng buồn nôn nặng nề hơn. Bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ hoặc các thực phẩm hỗ trợ giảm nôn tốt như: bánh mì, cơm hoặc mì ống….
- Chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ để bổ sung đủ dinh dưỡng cho thai kì.
- Bạn có thể sử dụng trà gừng để giảm nôn rất tốt.
Xem thêm: Lưu lại ngay 5 bài thuốc Đông y trị ốm nghén khi mang thai dễ dàng
Khang Mẫu Nhi – Cho mẹ tròn con vuông
Khang Mẫu Nhi 100% từ thảo dược tự nhiên
Bạn đang tìm sản phẩm hỗ trợ giảm nôn nghén, giúp an thai hiệu quả? Hãy tham khảo ngay Khang Mẫu Nhi – sản phẩm được bào chế từ các thảo dược Đông y, đem lại công dụng bổ máu huyết, an thai rất tốt. Khang Mẫu Nhi được tinh chiết từ những dược liệu có trong bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang” trong Y học cổ truyền, được rất nhiều công trình nghiên cứu công dụng an thai hiệu quả. Thành phần của Khang Mẫu Nhi bao gồm những thảo dược: Củ gai, Tục đoạn, Sa nhân, Đỗ trọng… được Đông y khẳng định rõ công dụng bổ huyết, an thai. Ngoài ra, Khang Mẫu Nhi còn có chứa Đương quy, A giao, Hoa hòe… đem lại công dụng bổ máu, tác động vào Can, Tỳ, Thận giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tăng cường chính khí cơ thể.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Khang Mẫu Nhi, bạn vui lòng gọi tới hotline: 0982.91.55.53.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...