Giai đoạn hoàng thể liên quan đến quá trình thụ thai như thế nào?
1. Giai đoạn hoàng thể là gì?
Giữa chu kì kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng. Cùng lúc đó, ở buồng trứng sẽ xuất hiện một nang gọi là nang hoàng thể. Hoàng thể sẽ có kích thước không quá 5cm. Bên trong nang nhìn thấy rõ các mạch máu chẳng chịt, nếu nang to quá có thể gây xuất huyết. Điều này gây nên tình trạng đau âm ỉ bụng dưới giữa chu kì kinh và có thể kéo dài cho đến khi có kinh.
Giai đoạn hoàng thể diễn ra từ khi rụng trứng đến ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt tiếp theo. Nếu quá trình thụ tinh diễn ra thì cơ thể sẽ tiết ra hormone HCG giúp hoàng thể to lên và hoạt động bài tiết hormone progesterone, estrogen cần thiết để duy trì trong suốt 4 tháng đầu thai kì.
Hàm lượng progesterone và Estrogen trong giai đoạn hoàng thể
Nếu không diễn ra quá trình thụ tinh, nang hoàng thể sẽ vỡ ra khiến niêm mạc tử cung bong tróc và tạo thành chu kì kinh nguyệt tiếp theo.
2. Giai đoạn hoàng thể diễn ra trong bao lâu?
Giai đoạn hoàng thể bình thường diễn ra trong khoảng 10 – 14 ngày. Nếu chỉ diễn ra trong 10 ngày được gọi là giai đoạn hoàng thể ngắn. Điều này dẫn đến tử cung không thể phát triển để thai nhi lớn lên. Hệ quả là bạn khó mang thai hơn rất nhiều. Giai đoạn hoàng thể dài thường do hội chứng buồng trứng đa nang cũng ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của bạn.
Hầu như độ dài của giai đoạn hoàng thể không có sự biến đổi ngay cả khi bạn già đi nên bạn có thể tìm hiểu cách tính độ dài hoàng thể để theo dõi những bất thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và mang thai.
3. Mối quan hệ giữa giai đoạn hoàng thể và quá trình thụ thai
Trong chu kì kinh nguyệt, khi trứng rụng xuống sẽ trực tiếp đi qua ống dẫn trứng để tiếp xúc với tinh trùng. Nếu được thụ tinh, nang này sẽ chuyển thành màu vàng và thay đổi về cấu trúc.
Trong quá trình mang thai, hoàng thể sẽ bài tiết hormone progesterone và estrogen giúp thai kì khỏe mạnh. Progesterone có vai trò làm dày lớp niêm mạc tử cung giúp trứng đã được thụ tinh làm tổ nhanh chóng và nhận được dinh dưỡng cùng với oxi để nuôi dưỡng phôi thai.
Khi bạn mang thai, cơ thể sẽ sản xuất hormone HCG giúp duy trì hoạt động của hoàng thể. Hoàng thể có vai trò sản xuất progesterone đến khoảng tuần thứ 16 của thai kì. Sau tuần thứ 16, nhau thai sẽ tự sản xuất hormone nên hoàng thể dần tiêu biến. Hormone Progesterone có vai trò quan trọng giúp:
- Ức chế các hormone GnRH, FSH và LH: giúp ngăn chặn quá trình rụng trứng sau khi đã mang thai.
- Kích thích niêm mạc tử cung phát triển.
- Ngăn ngừa xảy ra chu kì kinh nguyệt: Progesterone giúp nội mạc tử cung không bị phá vỡ dẫn đến kinh nguyệt.
Hormone Progesterone tăng cao ngăn ngừa khả năng sảy thai tự nhiên
Trường hợp 4 tháng đầu của thai kì, hoàng thể không điều tiết đủ horomen cần thiết hoặc hoàng thể đột ngột teo biến sớm sẽ dẫn đến sảy thai.
Như vậy, nếu bạn hiểu rõ về giai đoạn hoàng thể sẽ giúp tính toán chính xác thời gian rụng trứng để tăng khả năng thụ thai. Có kiến thức về giai đoạn này cũng giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây sảy thai và có biện pháp can thiệp kịp thời.
4. Nguy cơ sảy thai do suy hoàng thể
Suy hoàng thể còn được gọi là giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết. Tình trạng này xảy ra khi hoàng thể bị teo biến quá nhanh hoặc không sản xuất đủ progesterone. Đây là nguyên nhân dẫn đến sảy thai liên tiếp hoặc vô sinh ở nữ giới.
Hiện nay vẫn chưa tìm được lí do chính xác gây nên suy hoàng thể. Y học hiện đại cho rằng do buồng trứng không giải phóng đủ progesterone dẫn đến tình trạng trên. Một số yếu tố tác động khác như: cơ thể người mẹ bị suy nhược, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn tuyến giáp, béo phì….
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết suy hoàng thể:
- Xuất hiện những đốm máu nhỏ bất thường trong thời gian rụng trứng và chu kì kinh nguyệt.
- Sẩy thai nhiều lần trước 4 tháng đầu thai kì.
- Chu kì rụng trứng thất thường.
- Chu kì kinh nguyệt ngắn (dưới 21 ngày).
Nếu bạn gặp phải tình trạng khó thụ thai hoặc sảy thai nhiều lần không rõ lí do nên tới cơ sở y tế để thăm khám và xác định nguyên nhân cụ thể có phải do giai đoạn hoàng thể hay không. Hiện nay, Y học hiện đại thường chẩn đoán bệnh lý này bằng một số biện pháp như: xét nghiệm máu để phân tích kết quả hàm lượng FSH, hormone luteinizing, Progesterone và siêu âm để phát hiện những bất thường trong tử cung.
5. Một số biện pháp hỗ trợ hoàng thể trong quá trình mang thai
Dưới đây là một số biện pháp tiêu biểu để hỗ trợ hoàng thể phát triển, tăng cơ hội thụ thai và giảm nguy cơ sảy thai ngoài ý muốn:
- Điều trị bằng Tây y: Trường hợp bạn bị lạc nội mạc tử cung, rối loạn tuyến giáp hoặc buồng trứng đa nang sẽ được bác sĩ tư vấn điều trị các bệnh lý này trước. Ngoài ra, bổ sung progesterone hoặc tiêm HCG cũng được cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, việc tăng cường progesterone hiện nay vẫn là biện pháp đưa ra nhiều tranh cãi do có thể gây tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Điều trị bằng thảo dược Đông y: Y học cổ truyền cho rằng suy hoàng thể là do buồng trứng yếu dẫn đến khó mang thai và hoạt động tiết ra hormone kém. Do vậy, muốn điều trị suy hoàng thể cần phải sử dụng các thảo dược giúp buồng trứng khỏe mạnh và hỗ trợ dưỡng thai cho mẹ bầu. Bài thuốc cổ “Thái sơn thạch bàn thang” đã được ứng dụng trong hàng nghìn năm của Y học cổ truyền. Thành phần thảo dược có trong Thái sơn thạch bàn đem lại hiệu quả cao giúp bổ khí, dưỡng huyết, an thai cho thai phụ. Sản phẩm Khang mẫu nhi được ra đời dựa trên sự kế thừa nền tảng bài thuốc này kết hợp với các dược liệu Bạch truật, Hoàng cầm là “thánh dược an thai” cùng với Tục đoạn, Củ gai, Sa nhân, Đỗ trọng… giúp hỗ trợ an thai cho mẹ bầu.
Khang mẫu nhi hỗ trợ an thai cho mẹ bầu
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bạn nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, tăng cường các thực phẩm như bông cải xanh, đu đủ, các loại hoa quả họ cam, quýt… Ngoài ra, các thực phẩm giàu vitamin B6, magie cũng rất tốt để cải thiện tình trạng ốm nghén trong những tháng đầu thai kì. Bạn cũng nên cân nhắc bổ sung các loại vitamin, sắt và canxi thiết yếu trong quá trình mang thai theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa giai đoạn hoàng thể và quá trình thụ thai. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe trước và trong khi mang thai để luôn có những thai kì khỏe mạnh!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...