Giải đáp 13 câu hỏi thường gặp của mẹ bầu về tiêm phòng cúm

09:07 Ngày 12/12/2020
Mẹ bầu khi mang thai rất dễ bị cúm trong thai kì. Cúm là nguyên nhân hàng đầu gây dị tật thai nhi, tăng nguy cơ bị viêm phổi, sinh non… Vì vậy, việc tiêm phòng cúm trong thời kì mang thai là vô cùng quan trọng. Bài viết tổng hợp 13 thắc mắc cơ bản của mẹ bầu về vấn đề tiêm phòng cúm khi mang thai cho bạn tham khảo.

1. Tại sao cần tiêm vắc –xin phòng cúm trước khi mang thai?

Quá trình mang thai sẽ khiến hệ thống miễn dịch của mẹ bị suy yếu. Mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh lý trong thời kì mang thai, đặc biệt là bệnh cúm khi thay đổi thời tiết. Nghiên cứu chỉ ra rằng cúm có thể gây dị tật thai nhi bẩm sinh trong 3 tháng đầu mang thai. Do vậy, Bộ Y tế khuyến cáo chị em nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai là tốt nhất.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêm phòng cúm còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ho gà rất nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi. Việc tiêm phòng cúm còn tăng cường kháng thể cho thai nhi, giúp 6 tháng đầu đời của trẻ được bảo vệ thoát khỏi các chủng cúm thường gặp.

tiem-phong-cum-khi-mang-thai-1

Tiêm phòng cúm tối thiểu 1 tháng trước khi mang thai là tốt nhất

2. Vắc-xin cúm hoạt động như thế nào?

Hiện nay có 2 thể virus cúm thường gặp là: virus cúm A và virus cúm B. Vắc – xin cúm sẽ hình thành kháng thể sau khi tiêm 2 tuần. Kháng thể này giúp chống lại virus cúm gây bệnh.

 Vắc xin ngừa cúm truyền thống còn được gọi là vắc xin thể tam vị giúp  chống lại 3 loại virus: virus cúm A (H1N1), virus cúm A (H3N2) và virus cúm B. Hiện nay cũng có một số loại vắc xin hóa trị 4 giúp chống lại 4 loại cúm thông thường.

3. Tiêm phòng cúm khi mang thai có an toàn không?

Nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cho thấy tất cả trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người già đều nên tiêm phòng cúm hàng năm.

Vắc-xin cúm có 2 loại: là dạng tiêm đơn liều và dạng phun sương qua đường mũi. Với dạng tiêm sẽ chứa virus bất hoạt động nên được dùng cho phụ nữ có thai ở bất kì thời điểm nào đều không gây hại cho thai nhi. Tiêm phòng cúm khi mang thai là an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu bạn chưa tiêm trước khi mang thai thì hoàn toàn có thể tiêm được, không gây hại đến sự phát triển của thai nhi.

4. Tiêm phòng cúm bao lâu thì nên có thai?

Tiêm phòng cúm tối thiểu trước 1 tháng, nhưng tốt nhất là 3 tháng trước khi amng thai. Tuy nhiên, nếu bạn đã có thai vẫn có thể tiêm phòng cúm bất hoạt. 

tiem-phong-cum-khi-mang-thai-2

Tiêm phòng cúm khi đang mang thai rất an toàn

5. Tiêm vắc-xin phòng cúm có tác dụng phụ không?

Vắc-xin cúm hầu như không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Bạn sẽ chỉ thấy sốt nhẹ, đau cánh tay một đến hai hôm là sẽ hết. Trước khi tiêm phòng bạn sẽ được bác sĩ tư vấn đầy đủ về những tác dụng phụ có thể xảy ra nên không cần quá lo lắng.

Xem thêm: Đau bụng khi mang thai tháng đầu có làm sao không?

6. Tiêm vắc-xin cúm cho bà bầu vào thời điểm nào?

Thông thường bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiêm cúm trước khi vào mùa. Nghĩa là tiêm trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Tuy nhiên, bạn có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào trong năm vì vắc – xin có tác dụng trong vòng 1 năm.

Trường hợp mẹ bầu bị các bệnh lý tiền đề như bệnh tim, hen suyễn nên hỏi bác sĩ sản khoa trước khi tiến hành tiêm.

7. Tiêm vắc- xin cúm cho bà bầu bao lâu thì có tác dụng?

Các loại vắc – xin cúm thường có tác dụng trong sau 10 – 14 ngày tiêm. Do vắc – xin cúm biến đổi theo mùa nên các kháng thể chỉ có thể duy trì trong vòng 1 năm. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo bạn nên tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần là tốt nhất.

8. Nếu bị cúm khi mang thai nên làm gì?

Nếu bạn bị cúm khi mang thai cần lập tức đi khám để được tư vấn, tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi. Rất nhiều loại thuốc kháng sinh có thể gây hại cho mẹ và bé nên khuyến khích sử dụng thảo dược Đông y và các biện pháp dân gian cho mẹ bầu trị cúm.

9. Các trường hợp nào không nên tiêm phòng cúm khi mang thai?

Nếu bạn đang bị cúm thì không nên tiêm phòng cúm. Lí do là bởi các kháng thể sẽ phát huy tối đa nếu được tiêm vào lúc cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, những chị em có tiền sử bị dị ứng với vắc – xin cúm, người bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh lý dị ứng trứng, kháng sinh Gentamicin, formaldehyde, sốt, suy giảm miễn dịch… không nên tiêm phòng cúm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

10. Mẹ bầu đã tiêm phòng cúm có bị cúm nữa không?

Một số trường hợp tiêm phòng cúm vẫn có khả năng bị bệnh. Lí do là bởi nếu trong khoảng thời điểm trước khi vắc – xin có tác dụng, mẹ bầu tiếp xúc với người bệnh đều có thể lây cúm.

Nếu mẹ bầu bị cúm sau khi đã tiêm phòng thì mức độ nhẹ nhàng hơn và thường không gây nguy hiểm.

tiem-phong-cum-khi-mang-thai-3

Một số mũi tiêm khuyến cáo cho mẹ bầu trước và trong thai kì

11. Mẹ bầu cần làm gì nếu tiếp xúc với người mắc cúm?

Cúm có thể lây lan thông qua đường hô hấp. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm. Nếu bạn tiếp xúc với người mắc cúm nên có biện pháp đeo khẩu trang, bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng để tránh nhiễm bệnh.

12. Tiêm phòng cúm cần lưu ý điều gì?

  • Nếu bạn đang ốm sốt không nên tiêm phòng cúm.
  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng trứng, đã từng phản ứng với vắc – xin nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm.
  • Sau khi tiêm phòng cúm bạn nên nghỉ ngơi nhẹ nhàng, không bôi bất cứ gì vào vết tiêm, theo dõi nhiệt độ cơ thể, nếu có phản ứng sốt nên gọi cho bác sĩ chuyên khoa.

13. Tiêm vắc-xin phòng cúm cho bà bầu ở đâu?

Bạn có thể tiêm phòng cúm ở bất cứ trung tâm tiêm chủng nào. Nếu ở Hà Nội có thể tham khảo các địa chỉ tiêm chủng uy tín sau:

  •  Trung tâm Tiêm chủng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Địa chỉ: Số 131 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại:  (024) 39717694

  •  Trung tâm y tế dự phòng Thành phố Hà Nội

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024) 39 035 688

  •  Phòng tiêm chủng SAFPO

Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3972 7071

  •  Phòng tư vấn sức khỏe

Địa chỉ: 50C Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 9439525

  •  Bệnh viện Việt Pháp

Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3577 1100

Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc của mẹ bầu về tiêm phòng cúm khi mang thai. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức quý báu để mẹ tròn con vuông!

 

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI