Giải đáp 12 thắc mắc của mẹ bầu khi mang thai thời Covid
Bài viết liên quan:
Những điều mẹ bầu khi mang thai lần đầu bắt buộc phải biết
Các loại vắc - xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
1. Covid -19 nguy hiểm với mẹ bầu như thế nào?
Chị em mang thai có dấu hiệu mắc nhiễm COVID giống như tất cả mọi người bình thường khác. Chị em sẽ có các biểu hiện đau họng, sốt nhẹ, sổ mũi, ho khan. Những chị em có tiền sử mắc bệnh tim, đái tháo đường có thể khiến biểu hiện bệnh nặng nề hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng Covid có khả năng làm động thai, dọa sảy, suy thai, sinh non nếu không được điều trị đúng cách.
Bà bầu cần cẩn trọng tránh nhiễm vi rus
2. Một số nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của Covid đối với trẻ em và thai nhi?
Hiện chưa phát hiện thấy virus tồn tại trong nước ối và sữa của người mẹ bị nhiễm bệnh. Một số giả thuyết cho rằng người mẹ có thể lây nhiễm virus cho con trước và sau khi sinh nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ.
Khoa học hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh virus có thể ảnh hưởng đến trí não và thể chất của thai nhi.
3. Nếu người mẹ nhiễm COVID-19 nên sinh thường hay sinh mổ?
Nếu bạn nhiễm COVID-19 mà không có bất kì bệnh lý nào khác thì vẫn có thể sinh thường. Khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên sinh thường là tốt nhất cho sức khỏe của bé.
4. Có nên sinh tại nhà để giảm khả năng nhiễm Covid?
Mặc dù bạn rất lo sợ bị nhiễm Covid nhưng theo các bác sĩ sản khoa, bạn không nên sinh ở nhà vì rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tốt nhất bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để ngăn chặn những tai biến sản khoa.
5. Người thân có được ở viện khi bạn đi sinh con hay không?
Sự động viên của người thân có tác dụng rất lớn để bạn có thể “vượt cạn” an toàn. Tuy nhiên hiện nay các bệnh viện đang có quy định khuyến cáo chỉ nên để một người thân đến chăm sóc cho mẹ bầu và phải thực hiện đúng quy tắc đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm bệnh.
6. Nếu mẹ nhiễm Covid, con có được bú mẹ không?
Covid không lây truyền qua sữa mẹ nên bạn vẫn có thể cho con bú bình thường. Tuy nhiên cần phải thực hiện đeo khẩu trang y tế, rửa sạch tay trước và sau khi bế con để ngăn chặn virus lây lan.
Đeo khẩu trang đúng cách giúp ngăn chặn Covid
7. Nếu nhiễm Covid có nên tiếp xúc với con không?
Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ thì bạn nên duy trì lượng sữa cho con hàng ngày bằng cách cho trẻ bú trực tiếp. Tuy nhiên, các khuyến cáo phòng tránh lây lan bệnh vẫn cần phải được tuân thủ.
Nếu bạn muốn duy trì lượng sữa và đảm bảo không lây nhiễm cho con nên vắt sữa, trữ đông và hâm nóng sữa trước khi cho bé bú.
8. Mẹ bầu khi mang thai cần làm gì để giảm nguy cơ lây nhiễm COVID 19?
Bạn đang mang thai nên chủ động các biện pháp phòng chống như: đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đi làm, hạn chế tối đa tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch nước rửa tay… sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
9. Khi đi thăm khám thai bạn nên làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh?
Trong hoàn cảnh dịch bệnh, bạn nên lên lịch hẹn trước để được thăm khám đúng giờ, hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với người lạ. Khi đi thăm khám nên tuân thủ đeo khẩu trang đầy đủ, rửa tay nhiều lần để tránh nhiễm virus.
10. Mang thai thời Covid: Có nên đi làm không?
Theo quy định của nhà nước, người sử dụng lao động không được phép yêu cầu sản phụ làm thêm giờ, làm ban đêm, đi công tác, khuyến khích giảm bớt giờ làm, tăng ngày nghỉ khám thai… cho người lao động.
Vì thế, nếu bạn khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử dọa sảy thai, động thai thì vẫn nên đi làm và tuân thủ các quy định để phòng tránh dịch bệnh.
Một số lời khuyên cho bà bầu mang thai để tránh dịch bệnh
11. Thai phụ cần làm gì khi nghi ngờ bị nhiễm COVID-19?
Khi có các triệu chứng sốt, ho khan, khó thở, bạn cần phải liên hệ với trung tâm y tế gần nhất và làm theo hướng dẫn. Sẽ có bác sĩ về lấy mẫu và thực hiện khoanh vùng cách ly, tránh nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
12. Bé sơ sinh có được xét nghiệm COVID-19 không?
Trường hợp bạn đang nghi ngờ mình nhiễm Covid thì bé sơ sinh có thể phải làm mẫu xét nghiệm. Sau khi sinh bạn vẫn được bên con cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Mang thai vào thời điểm dịch bệnh là một thử thách lớn với bà bầu. Nếu bạn đang có bất kì thắc mắc nào về thai kì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0982.91.55.53 sẽ có dược sĩ giải đáp nhiệt tình cho bạn.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...