Điểm danh 8 dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu
1. Triệu chứng khó tiêu, ợ nóng
Triệu chứng ợ nóng, khó tiêu khiến bà bầu rất khó chịu. Mẹ bầu có thể bị chán ăn, mệt mỏi do những triệu chứng này. Ngoài ra, 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu còn phải đối mặt với tình trạng ốm nghén, nôn mửa nên cơ thể dễ bị suy nhược.
Nguyên nhân của triệu chứng ợ nóng, khó tiêu là do cơ thể của người mẹ đang có sự thay đổi nội tiết tố sản sinh nhiều axit gây trào ngược dạ dày. Hormone progesterone tăng cao là dấu hiệu thai kì đang phát triển khỏe mạnh nhưng bù lại mẹ bầu sẽ bị nôn nghén rất nhiều.
Nôn nghén, ợ hơi, ợ nóng là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu
Cách khắc phục là bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn nhiều đồ lỏng, uống nước cam, bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C … để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, vừa tốt cho hệ tiêu hóa.
2. Cơ thể đau nhức
Thai nhi càng phát triển thì bạn sẽ càng thấy đau mỏi lưng, bụng… Nếu tình trạng đau mỏi ít, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày, không đau đớn dữ dội thì đây là dấu hiệu thai nhi đang khỏe mạnh.
Nguyên nhân của cơ thể đau nhức là do tử cung tăng nhanh về kích thước, thai nhi có thể chèn ép lên các bộ phận khác dẫn đến đau mỏi.
Mẹ bầu nên thay giày cao gót bằng giày đế thấp, giày thể thao đế mềm để giảm áp lực đến xương cột sống. Ngoài ra, bạn nên kết hợp chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không mang vác các vật nặng… để giảm bớt khó chịu.
3. Tăng cân ổn định
Cơ thể của mẹ bầu tăng cân đều trong thai kì là dấu hiệu thai nhi đang khỏe mạnh. Trung bình suốt 9 tháng mang thai mẹ bầu sẽ tăng khoảng 10-15kg. Nếu 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu nhận thấy dấu hiệu tăng cân nhẹ cho thấy thai nhi đang hấp thụ dinh dưỡng cơ thể của mẹ rất tốt.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tăng quá nhiều cân trong thai kì. Bạn nên theo dõi cân nặng thường xuyên, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát cân và tránh bị tiểu đường thai kì.
Kiểm soát cân nặng là điều cần thiết trong quá trình mang thai
4. Ốm nghén
Mẹ bầu 3 tháng đầu thường nôn nghén. Đây là dấu hiệu rất tốt cho thai nhi. Lí do là bởi nồng độ hCG trong cơ thể của sản phụ sẽ tăng rất nhanh sau khi có thai khiến cơ thể sản sinh hormone progesterone. Hệ quả là chị em sẽ ốm nghén nhiều hơn, nhạy cảm với các loại mùi và dễ nôn mửa.
Bạn hãy tham khảo các thực phẩm giảm nôn nghén, tránh xa các chất kích thích dễ khiến bạn buồn nôn để cải thiện tình trạng này. Nếu nôn quá nhiều gây mất nước và suy nhược cơ thể bạn nên đi thăm khám để loại trừ nguy cơ nhiễm độc thai nghén.
5. Huyết áp và lượng đường ổn định
Nếu kết quả đo huyết áp và đường huyết của bạn ổn thì chứng tỏ sức khỏe của bạn và bé đang rất tốt. Trường hợp 1 trong 2 số đo này bất thường trong 3 tháng đầu bạn cần phải lập tức đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bạn nên thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết và huyết áp để phát hiện sớm các bệnh lý nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, sản giật khi mang thai.
6. Ngực căng
Nếu bạn thấy ngực căng tức khó chịu hãy mua một chiếc áo ngực phù hợp với tình trạng của mình. Đây là dấu hiệu thai nhi đang phát triển trong 3 tháng đầu. Tình trạng căng tức ngực của bạn còn có thể kéo dài đến khi sinh con và cho con bú.
Lí do là bởi cơ thể người mẹ sản sinh nội tiết tố progesterone và estrogen tăng cao gây kích thích tuyến sữa để chuẩn bị quá trình tiết sữa và cho con bú. Bạn không nên thoa các loại kem lên ngực, tránh kích thích ngực để hạn chế co bóp tử cung, ngăn ngừa dọa sảy thai.
Sự thay đổi của ngực mẹ bầu trong thời gian mang thai
7. Cảm thấy thai nhi chuyển động
Sau 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu có thể vô tình cảm nhận được những hoạt động nhẹ nhàng của bé yêu. Thai càng lớn, các cú đạp, rướn, nhào lộn của bé càng rõ nét.
Trẻ sau tuần thứ 12 đã có chân, tay và rất hiếu động trong bụng mẹ. Mẹ có thể cảm nhận sự phát triển của con thông qua những hoạt động đáng yêu này.
8. Thường xuyên đi tiểu
Sau khi có thai mẹ bầu sẽ có biểu hiện đi tiểu tiện nhiều hơn bình thường. Đây là dấu hiệu bình thường và hoàn toàn không đáng lo ngại. Nguyên nhân là do tử cung của bạn đang giãn nở khiến chèn ép bàng quang làm mẹ đi tiểu nhiều hơn. Càng về cuối thai kì, mẹ bầu càng buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn. Để tránh mất ngủ vào ban đêm bạn hãy hạn chế uống nước trước khi đi ngủ.
Hi vọng thông qua nội dung bài viết mẹ bầu đã có thể yên tâm hơn về sự phát triển của bé yêu trong 3 tháng đầu thai kì. Chúc bạn 9 tháng 10 ngày mang thai luôn khỏe mạnh và chào đón bé yêu của mình suôn sẻ!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...