Điểm danh 3 nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai
Tổng hợp 3 nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai
1. Bà bầu bị đau lưng do căng cơ lưng
Căng cơ lưng là một trong những nguyên nhân chính gây đau lưng khi mang thai. Càng đến cuối thai kì, tử cung của bạn càng mở rộng, thai nhi phát triển dẫn đến cơ lưng phải chịu sức ép nhiều hơn. Khi tử cung mở rộng, các bà bầu thường có xu hướng cong người về phía trước khiến đau lưng nhiều hơn.
Mẹ bầu muốn giữ thăng bằng bắt buộc phải nghiêng mình ngược về phía sau làm các cơ lưng nặng nề hơn, cơ lưng bị căng hơn. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức, mỏi lưng khiến mẹ bầu rất khó chịu.
2. Do yếu cơ bụng làm đau cơ lưng
Cơ bụng và cơ lưng của chị em giúp hỗ trợ xương cột sống nên rất quan trọng đối với vùng lưng. Khi mang thai, cơ bụng phải căng lên và trở nên rất yếu dẫn đến bà bầu bị đau lưng nhiều hơn, nhất là khi vận động, làm việc phải ngồi hoặc đứng nhiều, mang vác các vật nặng sẽ khiến đau đớn hơn.
Hình ảnh đau xương cột sống của phụ nữ mang thai
3. Do sự gia tăng hormone trong thai kỳ
Khi thai nhi càng lớn thì lượng hormone điều tiết càng cao. Nhất là khi sắp sinh, cơ thể của người mẹ sẽ tự động bài tiết hormone giúp nới lỏng các khớp xương chậu làm các khớp xương giãn rộng để dễ dàng cho quá trình sinh nở. Các khớp xương bị lỏng lẻo dẫn đến đau nhức nhiều hơn.
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng đau lưng ở bà bầu
Để giảm các cơn đau nhức khi mang thai, chị em cần chú ý đến các tư thế ngồi, chế độ sinh hoạt, ăn uống. Bạn có thể tham khảo một số bí quyết dưới đây để tránh đau lưng ở bà bầu:
- Mang các loại giày dễ đi, không dùng giày cao gót. Các loại giày cao gót có thể khiến chị em bị mất căn bằng, ngã về phía trước rất nguy hiểm đến thai nhi.
- Chọn giường, đệm hợp lí: Bạn nên lựa chọn loại đệm mềm để tốt cho phụ nữ mang thai. Khi ngủ trên giường đệm êm có thể giúp chị em giảm bớt những khó chịu khi mang thai.
- Không nên cúi gập người quá phần thắt lưng: Nếu bạn làm rơi đồ xuống đất nên ngồi xổm hoặc uốn cong đầu gối để giữ thẳng lưng.
- Lựa chọn ghế làm việc phù hợp: Nếu bạn thường xuyên phải ngồi ghế gỗ nên chọn ghế có lưng thẳng và có tựa êm sau lưng để giảm khó chịu.
- Chú ý tư thế ngủ: Chị em có thể thay đổi tư thế ngủ bằng cách nằm nghiêng về bên trái, kẹp gối giữa hai chân để tránh ảnh hưởng xương cột sống.
- Tập thể dục đúng cách giảm đau lưng khi mang thai: Nếu bạn không có vấn đề về sức khỏe có thể tập thể dục từ những tháng đầu thai kì. Chị em nên ưu tiên chọn các bài tập Yoga nhẹ nhàng để kéo căng cơ bắp, hỗ trợ cơ lưng và giúp giảm đau lưng tốt nhất.
Xem thêm: Bỏ túi 8 bài tập Yoga giúp giảm đau lưng cho mẹ bầu
Khang mẫu nhi – Sản phẩm hỗ trợ an thai cho mẹ bầu
Đau lưng, đau bụng khi mang thai là điều mẹ bầu nào cũng phải đối mặt. Nặng nề hơn có rất nhiều chị em bị động thai, đau bụng ra máu… rất nguy hiểm nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Bài thuốc “Thái Sơn Bàn Thạch Thang” được ghi chép từ cuốn “Cảnh nhạc toàn thư” cuối thế kỉ XVI ở Trung Quốc được Y học hiện đại đánh giá cao công dụng an thai, dưỡng huyết, bổ tỳ kiện cho mẹ bầu. Bài thuốc đem lại hiệu quả cao giúp giảm đau lưng, đau bụng, ra huyết, động thai, dọa sảy thai ở mẹ bầu.
Khang mẫu nhi cho 9 tháng thai kì khỏe mạnh
Khang mẫu nhi là sản phẩm được tinh chiết dựa trên các vị thuốc từ bài thuốc cổ “Thái Sơn Bàn Thạch Thang”. Ngoài những dược liệu giúp bổ máu như: Hoa hòe, Đương quy, Bạch truật, Hoàng cầm… Khang mẫu nhi còn gia giảm thêm các vị dược liệu an thai nổi tiếng như: Củ gai, Sa nhân, Tục đoạn… giúp hỗ trợ an thai rất tốt.
Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt đạt chất lượng GMP, đảm bảo an toàn tuyệt đối với người dùng.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...