Đi siêu âm thai về bị đau bụng phải làm thế nào?

11:19 Ngày 30/01/2021
Siêu âm là việc làm mẹ bầu nào cũng phải chủ động trong suốt 9 tháng mang thai. Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đi siêu âm về bị đau bụng thì phải làm như thế nào? Hãy cùng nghe bác sĩ sản khoa nói gì về tình trạng đau bụng sau khi siêu âm nhé!

Siêu âm thai có thực sự an toàn?

Siêu âm thai là phương pháp chuẩn xác nhất giúp kiểm tra bệnh lý, theo dõi thai kì. Bác sĩ sẽ theo dõi kết quả siêu âm, đưa ra kết quả chính xác sự phát triển của thai nhi theo từng mốc phát triển.

Hiện nay siêu âm thai có những mốc đặc biệt chú ý như: 8 tuần tuổi, 12 tuần tuổi, 16 tuần tuổi, 22 tuần tuổi và 32 tuần tuổi. Đây là các mốc quan trọng nhất giúp bác sĩ phát hiện sớm những khiếm khuyết về cơ thể và trí tuệ của thai nhi để kịp thời đưa ra lời khuyên cho mẹ bầu.

Y học hiện đại khẳng định siêu âm đang được xem là phương pháp kiểm tra an toàn nhất, không có hại cho mẹ bầu và thai nhi. Nếu bạn đi siêu âm thai về bị đau bụng không nên chủ quan mà cần phải có biện pháp theo dõi, thăm khám trở lại để tìm hiểu nguyên nhân.

dau-bung-sau-khi-sieu-am-thai-1

Siêu âm thai không gây hại cho mẹ bầu và thai nhi

Nguyên nhân gây đau bụng khi sau khi đi siêu âm thai

Siêu âm là phương pháp an toàn, không có hại cho thai nhi, không gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu thấy đau bụng, khó chịu sau khi đi siêu âm có thể do các nguyên nhân dưới đây:

- Nếu siêu âm đầu dò, mẹ bầu có thể cảm thấy căng tức vùng bụng dưới hoặc âm hộ.

- Bên cạnh phương pháp siêu âm ngoài thành bụng còn có siêu âm đầu dò âm đạo. Cảm giác này thường kéo dài khoảng 1- 2 hôm là hết, không gây biến chứng nào khác.

- Do bác sĩ không có có chuyên môn cao trong kĩ thuật siêu âm có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu sau khi tiến hành thủ thuật này.

Thực tế, siêu âm hoàn toàn vô hại.  Tốt nhất để đảm bảo siêu âm đúng bạn nên đi thăm khám ở cơ sở siêu âm uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Bạn không nên tiến hành siêu âm ở cơ sở hoạt động chui, thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trước và sau khi tiến hành siêu âm.

dau-bung-sau-khi-sieu-am-thai-2

Hình ảnh siêu âm thai 8 tuần tuổi

Xem thêm: Siêu âm thai 12 tuần: Tầm quan trọng của đo độ mờ da gáy

3. Những lưu ý mẹ bầu cần ghi nhớ khi đi siêu âm thai

Để kết quả siêu âm đúng, mẹ bầu không gặp phải những tình trạng khó chịu, đau bụng, cần phải ghi nhớ một vài điều dưới đây:

- Chọn lựa thời điểm siêu âm thích hợp:

Mặc dù siêu âm không gây nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi nhưng bạn không nên lạm dụng siêu âm. Bạn nên tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài những mốc quan trọng, mẹ bầu chỉ nên siêu âm nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường như đau bụng, ra máu, đau thắt lưng.

- Lưu ý trước khi đi khám thai:

Ngoài siêu âm, bác sĩ thường khuyên chị em nên làm các xét nghiệm máu, nước tiểu. Vì vậy, bạn không nên sử dụng chất kích thích làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Để hình ảnh siêu âm rõ nét nhất bạn nên uống nhiều nước lọc và nhịn tiểu khi đi khám thai. Nhất là với những tuần thai nhỏ, việc làm này sẽ giúp dễ dàng quan sát hình ảnh chuyển động của thai nhi.

- Lựa chọn đơn vị siêu âm uy tín:

Khi đi khám thai bạn cần đặc biệt chú ý đến địa chỉ thăm khám và bác sĩ chuyên khoa. Những bác sĩ có tay nghề và thiết bị siêu âm hiện đại sẽ giúp bạn ngăn chặn nguy cơ bị đau bụng sau khi đi siêu âm.

Siêu âm hoàn toàn vô hại với thai nhi. Nếu bạn nhận thấy đau bụng sau khi siêu âm nên theo dõi và thăm khám lại để xác định nguyên nhân và kịp thời điều trị sớm.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia , Điều trị dọa sảy thai , Điều trị động thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI