Đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 có nguy hiểm không?

04:35 Ngày 15/06/2021
Trong 3 tháng đầu thai kì, khi thai nhi chưa ổn định trong tử cung sẽ có rất nhiều biểu hiện khiến mẹ bầu hoang mang. Không ít thai phụ bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 của thai kì. Đây có phải là biểu hiện nguy hiểm không và cần phải xử lí như thế nào?

Cơ thể của mẹ bầu như thế nào khi mang thai tháng thứ 3?

Dưới đây là những biểu hiện mẹ bầu thường phải đối mặt trong thai kì thứ 3:

-  Ốm nghén: Khoảng 85% chị em đều gặp phải triệu chứng ốm nghén, nôn mửa trong 3 tháng đầu thai kì. Nguyên nhân chủ yếu do hormone trong cơ thể người mẹ tăng cao dẫn đến buồn nôn, nôn nhiều. Nôn nghén sẽ đỡ hơn khi bước sang tháng thứ 4 của thai kì.

- Thèm ăn hoặc đột ngột kén ăn: Thông thường chị em có sự thay đổi khẩu vị rõ rệt. Bạn có thể thèm ăn 1 món nào đó hoặc đột ngột sợ hãi với những món ăn quen thuộc khác.

- Mệt mỏi, khó chịu: Đây là thời điểm thai nhi mới làm tổ trong tử cung dẫn đến những thay đổi trong cơ thể.

- Đi tiểu tiện nhiều lần: Thai nhi càng lớn càng chèn ép đến bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần.

Mang thai khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn với thức ăn

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 có nguy hiểm không?

Chị em khi mang thai tháng thứ 3 có thể do thai nhi đang làm tổ trong tử cung, dẫn đến hiện tượng đau bụng lâm râm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, nhất là những tháng đầu mang thai. Tình trạng đau bụng còn đi kèm với một vài giọt máu nâu là dấu hiệu của máu báo có thai. Bạn không nên hoang mang, lo lắng thái quá nếu cơn đau nhẹ và ra máu nâu ít, trong khoảng 2 – 3 ngày.

Ngoài ra, đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 còn là biểu hiện của căng cơ và giãn dây chằng. Thai nhi càng phát triển thì tử cung càng phải giãn rộng, gây áp lực cho vùng bụng và lưng. Khi mẹ bầu thay đổi tư thế, hoặc ho, cười nhiều đều ảnh hưởng đến hệ dây chằng dẫn đến cơn đau nhiều hơn. Hormone progesterone trong tử cung còn dẫn đến những thay đổi trong cơ quan tiêu hóa, khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng, buồn nôn nhiều hơn.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 còn do chứng khó tiêu, táo bón. Đây là hiện tượng sinh lí bình thường, do ảnh hưởng của hormone thai kì gây nên.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 3 nguy hiểm khi có các biểu hiện như sau:

- Đau bụng dữ dội.

- Đau bụng kèm ra máu âm đạo, nôn ói nhiều.

- Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.

- Đau bụng kèm theo đau lưng cường độ mạnh.

Các triệu chứng trên có thể là biểu hiện nguy hiểm của thai nhi như:

- Mang thai ngoài tử cung: Biểu hiện đau bụng dữ dội do mang thai ngoài tử cung thường bắt đầu khi mới biết có thai (trong khoảng tuần thứ 4, thứ 5 của thai nhi). Nguyên nhân là do thai nhi làm tổ ở vị trí khác thay vì làm tổ ở tử cung (90% là ở vòi trứng) dẫn đến cơn đau dữ dội, quặn thắt, xuất huyết âm đạo, thậm chí choáng ngất do mất máu quá nhiều.

- Dọa sảy thai sớm: Tình trạng đau bụng, đau lưng kèm theo dịch âm đạo ra nhiều có thể cảnh báo dấu hiệu dọa sảy thai sớm. Bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn, đảm bảo an toàn cho thai nhi.

- Đau bụng do bệnh lý: Nếu tử cung của người mẹ có tiền sử mắc u xơ, u nang buồng trứng có thể dẫn đến những cơn đau quặn bụng dưới.

- Đau bụng do viêm ruột thừa: Mặc dù rất hiếm gặp nhưng vẫn tình trạng đau bụng do viêm ruột thừa vẫn có thể xảy ra trong thai kì. Cơn đau thường dữ dội và kéo dài, cần phải được can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

Tốt nhất khi có dấu hiệu đau bụng kèm theo ra máu, đau mỏi thắt lưng, dịch khí hư ra nhiều mẹ bầu nên đi siêu âm để được chẩn đoán sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Đau bụng trong những tuần đầu thai kì có thể cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Xem thêm: Bí quyết phòng ngừa dọa sảy thai 3 tháng đầu thai kì

Làm thế nào để phòng tránh đau bụng khi mang thai tháng thứ 3?

Để ngăn ngừa những biến chứng sản khoa nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, bạn cần chú ý:

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Bạn nên tăng cường thực phẩm đa dạng, nhiều rau xanh, trái cây, không nên ăn các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, hạn chế các loại thức ăn nhanh.

- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên mang vác các vật nặng.

- Giữ tinh thần thoải mái, tránh xa stress, căng thẳng quá độ.

- Nếu cơ thể khỏe mạnh, không có tiền sử sảy thai, dọa sảy bạn nên tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút.

Chú ý khám thai theo đúng hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu cơ thể của bạn xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, ra máu, đau bụng, đau lưng… tốt nhất bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn.

Dưỡng thai khỏe mạnh là điều chị em nào cũng mong muốn. Để hiểu thêm về cơ thể của mình khi mang thai và các biện pháp dưỡng thai phù hợp, bạn hãy liên hệ với dược sĩ qua hotline: 0982.91.55.53 nhé!

Tags: Đau bụng khi mang thai , Điều trị đau bụng khi mang thai
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI