Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu: 8 nguyên nhân không thể bỏ qua
Tại sao bị đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu?
Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do rất nhiều yếu tố gây nên. Không phải bất kì nguyên nhân nào cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi, nhưng tốt nhất vẫn nên nắm rõ các yếu tố gây đau bụng dưới đây để có biện pháp điều trị kịp thời:
1. Do thai nhi làm tổ trong buồng tử cung
Nếu bạn chỉ nhận thấy đau bụng lâm râm khoảng 1 – 2 ngày là khỏi có thể là do thai nhi đang làm tổ trong tử cung. Tình trạng này là bình thường và không gây nguy hiểm đến thai nhi.
2. Do mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm
Nếu bạn nhận thấy triệu chứng đau bụng dưới cường độ mạnh, đau dữ dội, kèm theo triệu chứng choáng ngất, ra máu ồ ạt có thể được chấn đoán mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này 90% do thai nhi làm tổ ở vòi trứng, nếu để lâu thai sẽ vỡ ra gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
3. Dấu hiệu dọa sảy thai, sảy thai
Khoảng 3 tháng đầu, chị em rất dễ bị dọa sảy thai, sảy thai ngoài ý muốn. Bạn có thể bị đau đâu lâm râm vài ngày, kèm theo chảy máu âm đạo, đau buốt sống lưng… Dọa sảy thai thường chỉ được phát hiện chính xác qua hình ảnh siêu âm. Vì thế, bạn nên đi thăm khám sớm để có biện pháp an thai hiệu quả.
4. Mẹ bầu ăn uống thiếu dinh dưỡng
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng có thể khiến mẹ bầu gặp phải những vấn đề tiêu hóa ngay từ tháng đầu mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu còn bị nôn nghén giai đoạn này khiến ăn uống kém hơn làm tăng khả năng bị đau bụng lâm râm trong thai kì.
5. Nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau bụng dưới
Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên
Bạn có thể đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn đến đau vùng bụng dưới kèm theo triệu chứng đau thắt lưng, đi tiểu buốt, tiểu rát. Bạn có thể hạn chế viêm nhiễm đường tiết niệu bằng cách uống nhiều nước và thăm khám để được bác sĩ tư vấn.
6. Viêm nhiễm phụ khoa
Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có thể khiến bạn bị đau bụng dưới, đau rát âm hộ, sưng đỏ vùng kín, đi tiểu khó khăn. Mẹ bầu nên đi khám phụ khoa để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và không nên quan hệ tình dục trong thời gian nhạy cảm này.
Xem thêm: Dấu hiệu thai nhi ngừng phát triển trong 3 tháng đầu thai kì
Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi bị đau bụng dưới trong tháng đầu mang thai
Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không là điều rất nhiều mẹ bầu băn khoăn. Nếu bạn bị đau bụng do thai nhi làm tổ trong tử cung, táo bón hoặc nôn nghén thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng dưới đây mẹ bầu cần đi khám gấp để tìm ra nguyên nhân và can thiệp càng sớm càng tốt:
- Đau bụng dưới dữ dội kèm theo máu đen
- Đau bụng kèm theo sốt, đi ngoài phân lỏng, đau nhiều khi đi tiểu.
- Đau quặn từng cơn và ra máu ồ ạt.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến vị trí đau bụng dưới như sau:
- Đau bụng ở bên trái hoặc phải: Bạn cần phải cẩn trọng theo dõi cường độ cơn đau để tránh những bệnh lý về viêm ruột thừa hoặc các triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…
- Đau dưới ngực hoặc đau ở vùng bụng trên: Đây chủ yếu là dấu hiệu của đau dạ dày. Bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường ăn các loại thức ăn lỏng, bánh mì để hạn chế axit trong dạ dày.
Một số biện pháp giúp giảm đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu
Khi bị đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu việc đầu tiên là không nên quá lo lắng. Mẹ bầu cần giữ tâm trạng bình ổn để xác định nguyên nhân, không nên quá bất an có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài việc lạc quan, mẹ bầu cũng nên nghỉ ngơi, thư giãn nhiều nhất có thể để hạn chế cơn đau. Việc ăn uống khoa học cũng giúp giảm bớt dấu hiệu đau nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm Khang mẫu nhi hỗ trợ thai kì hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên. Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng, an toàn tuyệt đối với bà bầu.
Khang mẫu nhi hỗ trợ thai kì khỏe mạnh
Khang mẫu nhi được bào chế dựa trên công thức từ bài thuốc cổ “Thái sơn bàn thạch thang” được mệnh danh là thánh dược an thai trong Đông y. Bài thuốc này có nguồn gốc từ Bát trân thang, đem lại công dụng bổ huyết, kiện tỳ, giúp thai vững như bàn thạch.
Ngoài những dược liệu có trong bài thuốc cổ, Khang mẫu nhi còn gia giảm thêm A giao giúp ngừa ra máu, Hoa hòe giúp bổ huyết, Củ gai giúp an thai. Khang mẫu nhi giúp ngăn ngừa động thai, dọa sảy thai hiệu quả.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...