Đau bụng dưới khi mang thai là bệnh gì?
Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai
Chị em mang thai thường nhận thấy cơn đau bụng âm ỉ ở phía dưới. Phổ biến hơn là mẹ bầu cảm giác tưng tức vùng bụng dưới. Một số chị em vừa cảm thấy đau bụng vừa kèm theo nôn mửa rất khó chịu.
Dưới đây là những nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai:
- Do thai ngoài tử cung: Mẹ bầu thường nhận thấy dấu hiệu đau bụng dưới vào những tuần đầu của thai kì. Tình trạng bụng đau dữ dội, mệt mỏi, khó chịu cần phải đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn.
- Do thai làm tổ trong buồng tử cung: Mẹ bầu cũng nhận thấy cơn đau âm ỉ ở vụng dưới do thai nhi làm tổ. Nhưng mức độ đau rất nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt. Mẹ bầu không nên quá lo lắng và sẽ tự động khỏi sau một vài ngày.
- Do thiếu dinh dưỡng: Mẹ bầu có chế độ ăn uống nghèo nàn sẽ không đủ dưỡng chất cho mẹ và con. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng kèm theo táo bón thường xuyên. Nguyên nhân là do progesterone tăng cao khi mang thai khiến mẹ bầu tiêu hóa kém. Tốt nhất bạn nên cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, củ quả, chất xơ vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa ngăn ngừa khó chịu vùng bụng dưới khi mang thai.
- Do thai nhi đạp vào bụng mẹ: Khi thai nhi được khoảng 4 tháng tuổi trở lên bạn sẽ cảm nhận rõ những hoạt động của thai ở trong bụng. Thai càng lớn thì những cú đạp của bé càng khiến bạn bị đau. Mẹ bầu có thể nhận thấy đau nhói sau hoạt động của bé và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Dấu hiệu bong nhau thai: Mẹ bầu bị bong nhau thai sẽ đột ngột thấy đau và căng vùng bụng dưới. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu đau, ra máu, bụng dưới căng tức cần lập tức đi khám để được bác sĩ tư vấn thêm.
Bong nhau thai là một nguyên nhân dẫn đến đau bụng
Một số bệnh lý gây đau bụng dưới khi mang thai
Ngoài những nguyên nhân do thai nhi và những biến chứng thai kì, mẹ bầu cần đề phòng một số bệnh lý dưới đây cũng gây đau bụng dưới như:
- Do rối loạn tiêu hóa: Khi bạn bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi sẽ khiến những cơn đau bụng lâm râm xuất hiện, đặc biệt là sau khi ăn.
- Do sỏi thận: Người mắc sỏi thận sẽ cảm nhận thấy các cơn đau bụng vùng hạ sườn với mức độ nhẹ, sau đó bệnh sẽ tăng dần cường độ dẫn đến niệu quản gây nên những cơn đau bụng dưới rốn. Nếu bạn nhận thấy tình trạng đau bụng, kèm theo tiểu buốt, tiểu rát cần phải đi khám càng sớm càng tốt.
- Do nhiễm trùng đường tiểu: Bạn sẽ cảm thấy cơn đau lâm râm vùng bụng dưới, cảm giác buồn tiểu nhưng không tiểu được, tiểu buốt, rất khó chịu. Nhiễm trùng đường tiểu nếu không được phát hiện kịp thời còn có thể gây hại cho thai nhi nên bạn cần phải thực hiện xét nghiệm nước tiểu để điều trị càng sớm càng tốt.
- Do u xơ tử cung: Chị em bị u xơ tử cung sẽ có dấu hiệu tức vùng bụng dưới. U xơ tử cung khi mang thai có thể là nguyên nhân gây ra máu, dọa sảy thai rất nguy hiểm nên cần phải theo dõi thai kì sát sao.
- Do bệnh lý về đường tình dục: Chị em mắc bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu, chlamydia gây đau buốt vùng bụng dưới, khí hư ra nhiều, đau vùng xương chậu, ngứa rát vùng kín… Bệnh có thể gây nhiễm trùng nước ối, đe dọa sự phát triển của thai nhi nên cần phải thăm khám để điều trị kịp thời.
Mẹ bầu cần thường xuyên đi khám thai và phụ khoa trong thai kì
Làm thế nào để phòng tránh đau bụng dưới khi mang thai?
Đau bụng dưới không chỉ gây khó chịu mà còn khiến mẹ bầu lo lắng bởi nhiều nguy cơ mắc bệnh. Để hạn chế đau bụng khi mang thai, chị em cần chú ý:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho thai kì, tăng cường bổ sung dinh dưỡng, rau xanh, trái cây, chất đạm, protein cho thai nhi.
- Luyện tập thể dục thể thao vừa sức với bản thân để tăng sức đề kháng chống lại các bệnh lý.
- Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày.
- Không sử dụng thực phẩm đóng hộp, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ để tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón và ngừa đau bụng.
Xem thêm: Đau thắt lưng khi mang thai: 80% mẹ bầu phải đối mặt
Khang mẫu nhi – Hỗ trợ an thai cho mẹ bầu
Không ít mẹ bầu bị đau bụng, ra máu thường xuyên khi mang thai. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang phải đối mặt với tình trạng dọa sảy, động thai rất nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm.
Khang mẫu nhi - Hỗ trợ an thai cho mẹ bầu
Hiểu được tâm lý lo lắng của mẹ bầu, sản phẩm Khang mẫu nhi ra đời dựa trên ứng dụng nghiên cứu bài thuốc “Thái sơn thạch bàn thang” nổi tiếng an thai hiệu quả trong Y học cổ truyền. Thành phần của Khang mẫu nhi 100% từ những thảo dược tự nhiên lành tính giúp an thai như: Củ gai, Sa nhân, Tục đoạn… kèm theo các dược liệu bổ huyết, tăng sức đề kháng, ngăn chặn xuất huyết âm đạo bất thường như: Hoa hòe, A giao, Đương quy, Bạch truật, Hoàng cầm…
Khang mẫu nhi được bào chế bằng dây chuyền hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế giúp mẹ bầu có thai kì khỏe mạnh như mong đợi.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...