Chuyên gia nói gì về hiện tượng bà bầu bị buồn nôn vào ban đêm?
Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị buồn nôn vào ban đêm?
Buồn nôn ở bà bầu chủ yếu xuất phát từ việc mẹ bầu bị ốm nghén hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa. Ốm nghén đa phần xảy ra trong 3 tháng đầu thai kì với các biểu hiện: buồn nôn, chướng bụng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, nhạy cảm với các loại thức ăn… Triệu chứng buồn nôn là điển hình nhất.
Với nhiều mẹ bầu, những cơn buồn nôn diễn ra nhiều và thường xuyên nhất là thời điểm ngủ dậy sau 1 đêm. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp bà bầu buồn nôn về đêm. Theo các bác sĩ, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nó không phải dấu hiệu xấu nào phản ánh sức khỏe mẹ bầu và thai nhi mà là do thể trạng, cơ địa mẹ bầu quy định.
Ngoài ra, bà bầu buồn nôn về đêm có thể xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học, khiến tình trạng nghén nặng hơn trong thời điểm khó chịu này.
Bà bầu buồn nôn về đêm đem tới những hệ lụy gì?
Theo kết quả của 1 số nghiên cứu, buồn nôn khi mang thai giúp giảm tới 60% nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, bà bầu buồn nôn về đêm lại đem tới những hệ lụy không mong muốn.
Tình trạng buồn nôn về đêm có thể khiến mẹ bị đánh thức. Một giấc ngủ dở dang hoặc không liền mạch, bị ngắt quãng sẽ ảnh hưởng đến cả tinh thần lẫn thể lực của mẹ. Mẹ có thể thấy mệt mỏi hơn khi tỉnh dậy khiến các hoạt động bình thường khác bị đình trệ, gián đoạn.
Bà bầu buồn nôn về đêm khiến giấc ngủ không trọn vẹn, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp thụ mặc dù mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt. Điều này sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của thai nhi.
Tuy vậy, mẹ cũng không nên lo lắng quá nhiều, tình trạng ốm nghén có thể tự biến mất sau 3 tháng đầu của thai kỳ. Lúc này, việc ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ cũng cải thiện lên rất nhiều.
Bà bầu buồn nôn về đêm làm gì để dễ chịu hơn?
- Bổ sung nước:
Bà bầu buồn nôn về đêm có thể là dấu hiệu của việc mẹ đã để cơ thể thiếu nước. Hàng ngày, mẹ cần uống từ 2- 2,5l nước để giảm thiểu tình trạng khó chịu ở hệ tiêu hóa, bài tiết do ốm nghén gây ra. Mẹ có thể chia nhỏ lượng nước và uống nhiều vào thời điểm ban ngày. Chất lỏng sẽ giúp tăng tiết dịch vị và làm đầy hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, đầy hơi và giúp mẹ cải thiện chứng buồn nôn. Mẹ không nên uống trong hoặc sau bữa ăn hoặc quá sát giờ đi ngủ. Việc uống nhiều nước gần giờ đi ngủ sẽ khiến mẹ gặp tình trạng tiểu đêm, giấc ngủ vì vậy mà gián đoạn nhiều hơn.
- Ăn nhẹ:
Nhiều mẹ quan niệm ăn no trước khi đi ngủ sẽ khiến tình trạng buồn nôn diễn ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chính việc đi ngủ khi đói mới khiến cơ thể trở nên nôn nao, khó chịu. Do vậy, mẹ hãy chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa. Có thể chuẩn bị những bữa ăn nhẹ để có thể sử dụng bất cứ lúc nào thấy đói. Đặc biệt là khi xuất hiện những cơn nghén về đêm. Vài lát bánh mì, một chút cháo hay sữa chua mix thêm các loại hạt… sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
- Tăng cường thời gian nghỉ ngơi:
Bà bầu buồn nôn về đêm khiến thời gian nghỉ ngơi bị gián đoạn. Do vậy mẹ hãy thu xếp công việc, nhờ sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình để có nhiều thời gian nghỉ ngơi nhất. Mẹ có thể nghỉ trưa nhiều hơn hoặc tranh thủ ngủ vào các buổi khác trong ngày. Đây là thời gian khá nhạy cảm, do vậy, mẹ hãy bỏ qua tất cả những việc nặng nhọc, quá sức. Buổi tối hãy vận động nhẹ nhàng, đi bộ trước khi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ sẽ giúp khí huyết lưu thông, giấc ngủ vì vậy sẽ ngon hơn.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị:
Nếu trước khi ngủ mẹ ăn thức ăn chứa quá nhiều đạm, dầu mỡ hay gia vị sẽ khiến hoạt động tiêu hóa diễn ra khó khăn. Việc này khiến cảm giác chướng bụng, đầy hơi xuất hiện làm phát sinh cơn buồn nôn. Vì vậy, mẹ hãy hạn chế những thực phẩm trên để đảm bảo có giấc ngủ liền mạch, sâu giấc nhé!
- Bổ sung đầy đủ vitamin:
Không chỉ giúp mẹ có cơ thể khỏe mạnh, mang đến 1 thai kỳ bình an, thuận lợi, các vitamin còn giúp bé phát triển tốt hơn. Giảm thiểu nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai suy dinh dưỡng…Theo nghiên cứu, 1 số loại vitamin như B6, B12, vitamin C hay vitamin K còn có tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn, nôn hay nghén ở phụ nữ mang thai.
Các loại vitamin có thể giúp hạn chế tình trạng bà bầu buồn nôn về đêm. Vì thế mẹ hãy thực hiện việc uống đều đặn để giúp bản thân và con yêu luôn trong trạng thái khỏe mạnh, thoải mái nhất, mẹ nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...