Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu chuẩn theo từng tháng
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai
Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm, dễ gây động thai, dọa sảy thai nhiều nhất. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biejt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mẹ bầu cần dung nạp ít nhất 200 – 300kcal mỗi ngày. Đây chưa phải là giai đoạn tẩm bổ quá nhiều vì thai nhi chủ yếu phát triển dựa vào nội tiết của người mẹ. Vì vậy, mẹ bầu hãy chú ý bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết như sau:
- Tăng cường axit folic (vitamin B9):
Axit folic nên được bổ sung ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Dưỡng chất này giúp ngăn ngừa 70% dị tật ống thần kinh, ngăn chặn nguy cơ nứt đốt sống cổ, thai vô sọ, não úng thủy, hở hàm ếch, sứt môi… Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 600mcg axit folic. Một số thực phẩm giàu axit folic mẹ bầu nên tăng cường như: thịt gia cầm, gan động vật, các loại rau lá xanh, củ cải, rau dền, bông cải xanh, chuối, bưởi, quýt, cam, cà rốt…
- Sắt:
Trong quá trình mang thai, nhu cầu sắt của mẹ bầu tăng cao, khoảng 25mg/ ngày. Bạn có thể bổ sung từ các nhóm thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, các loại hạt, rau lá màu xanh đậm. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Vitamin B12:
Thiếu hụt vitamin B12 cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung trứng, thịt bò, hạt điều, cá hồi, cá ngừ, xoài, hạnh nhân, bông cải xanh… vào thực đơn mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa
3 tháng giữa thai kì là giai đoạn mẹ bầu ăn uống tốt hơn do đã trải qua thời kì ốm nghén. Nhu cầu dinh dưỡng của chị em vì vậy cũng gia tăng nhiều hơn, một số dưỡng chất quan trọng mẹ bầu cần bổ sung là:
- Nhóm giàu tinh bột: Bao gồm khoai, sắn, mì, gạo…
- Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: Gồm đậu, cua, tôm, cá, trứng….
- Nhóm thực phẩm giàu chất béo không bão hòa từ: Lạc, vừng, hạnh nhân, hạt óc chó, dầu vừng…
- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ, tăng cường vitamin, khoáng chất: Gồm rau xanh, ngũ cốc, rau củ, trái cây…
- Canxi: Mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 1000 – 1200mg canxi giúp giảm nguy cơ đau lưng, đau xương chậu ở người mẹ và tăng cường phát triển xương và răng cho thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối
Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn thai nhi hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất cần thiết. Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung chất béo, đường bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đây là giai đoạn thai nhi tăng cân nhiều nhất, vì vậy mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, tăng cường axit béo omega-3 có từ cá, trứng, các loại hạt để giúp não bộ của bé phát triển mạnh mẽ nhất.
Mẹ bầu nên chú ý ăn uống thực phẩm giàu canxi, bổ sung các loại trái cây, rau xanh để ngăn ngừa táo bón thai kì.
Một số thực phẩm cần tránh khi mang thai
Ở bất kì giai đoạn nào của thai kì mẹ bầu cũng chú ý tránh những thực phẩm có khả năng gây hại cho thai nhi như:
- Các loại thịt tái, thịt sống: Mẹ bầu nên chú ý ăn chín, uống sôi, tránh các loại thịt sống có thể chứa toxoplasma cùng nhiều loại kí sinh trùng, vi khuẩn có thể dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi.
- Khoai tây mọc mầm: Đây là thực phẩm có chứa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
- Sữa chưa được tiệt trùng: Sữa chưa qua công đoạn tiệt trùng có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, đặc biệt có thể chứa khuẩn Listeria gây nôn mửa, đau bụng.
- Các loại chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, café… không nên dùng trước và trong khi mang thai, làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi.
- Các loại rau củ gây dọa sảy thai: Các thực phẩm như đu đủ xanh, rau má, rau răm, ngải cứu, rau sam… có thể gây co bóp tử cung, đau bụng, ra máu.
- Hạn chế đồ ngọt: Bổ sung nhiều thực phẩm ngọt sẽ khiến mẹ bầu tăng cân ngoài kiểm soát, tăng nguy cơ tiểu đường thai kì và nhiều bệnh lý khác.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu lành mạnh sẽ giúp tăng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài việc ăn uống đa dạng, đủ chất dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần phải chú ý thăm khám thường xuyên để theo dõi sự phát triển toàn diện của thai.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...