Cảnh giác với bệnh trầm cảm khi mang thai

08:16 Ngày 17/07/2021
Bệnh trầm cảm khi mang thai rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng rối loạn khác khi có thai. Nếu chị em bị trầm cảm khi mang thai không được thăm khám và điều trị đúng mức có thể dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi, khó kiểm soát hành vi của bản thân, thậm chí còn ảnh hưởng đến quá trình sau sinh.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc, không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lí mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Chị em khi mang thai rất dễ bị trầm cảm với những biểu hiện quen thuộc như: 

  • Tâm trạng thay đổi đột ngột.
  • Khả năng tập trung kém.
  • Lo lắng nhiều về thai nhi và sức khỏe của bản thân.
  • Dễ cáu gắt, khóc lóc, hoảng loạn, hoang mang.
  • Giấc ngủ rối loạn, có thể ngủ rất nhiều hoặc không ngủ được.
  • Cơ thể và tâm lí mệt mỏi quá mức, suy nhược.
  • Ăn uống rối loạn: không muốn ăn uống gì hoặc luôn thèm ăn.
  • Không có cảm xúc với chồng.
  • Không cảm thấy hứng thú với bất kì điều gì.
  • Buồn bã và hay khóc lóc.
  • Thu mình và không muốn trò chuyện với bạn bè, gia đình.
  • Thường xuyên nghĩ về cái chết.
  • Nhịp tim đập nhanh, dễ choáng ngất, khó thở.
  • Khả năng kiềm chế cảm xúc kém.

Rất nhiều chị em phải đối mặt với tình trạng trên mà không biết mình đang mắc phải những biểu hiện của trầm cảm khi mang thai.

Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là do hormone thai kì tăng cao. Sự tăng giảm của hormone đều khiến chị em nhạy cảm hơn, tâm trạng dễ thay đổi hơn. Vì vậy, chị em đa số mệt mỏi và dễ mắc trầm cảm trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kì, do hormone không ổn định.

Nguyên nhân khác gây trầm cảm là do các mối quan hệ với chồng, gia đình chồng không hòa hợp. Hoặc thai phụ có thai quá sớm sau khi vừa sinh con cũng khiến người mẹ mệt mỏi nhiều hơn. Tài chính khó khăn trước khi sinh con cũng là yếu tố dẫn đến người mẹ căng thẳng, mỏi mệt.

Còn rất nhiều nguyên nhân khác như: biến cố trong cuộc sống, thiếu sự chia sẻ của người chồng đều dẫn đến tăng nguy cơ trầm cảm.

Ngăn chặn trầm cảm khi mang thai bằng cách nào?

Để giảm khả năng bị trầm cảm khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp hữu ích sau:

  • Luôn đơn giản hóa vấn đề: Chị em không nên cố gắng hoàn thành tất cả mọi việc như trước khi mang thai mà hãy ưu tiên bản thân mình nhiều hơn. Bạn có thể tâm sự với người thân về những điều khiến bạn mệt mỏi, sợ hãi để giảm bớt những tâm lí tiêu cực.
  • Chia sẻ để tìm sự đồng cảm: Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai của bạn. Bạn càng lo lắng càng khiến thai nhi gặp nhiều bất ổn. Vì vậy, hãy chia sẻ với bạn bè, gia đình những điều khiến mình không vui để được đồng cảm và hình thành suy nghĩ tích cực.
  • Thư giãn nhiều nhất có thể: Bạn hãy đọc sách, nghe nhạc, xem phim lành mạnh… để mẹ và con đều được thư giãn nhiều hơn. Hãy hình dung về những điều tốt đẹp cũng khiến tâm trạng của bạn tốt hơn.
  • Ăn uống và duy trì lối sống lành mạnh: Bạn nên đi ngủ đúng giờ, nghỉ ngơi nhiều, sống khoa học, ăn uống chia thành nhiều bữa nhỏ để thai nhi hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.
  • Ăn socola đen: Nếu hàng ngày bạn ăn 1 lượng socola nhỏ cũng khiến giảm bớt áp lực khi mang thai. Socola có thành phần chứa theobromine đem lại công dụng giãn nở mạch máu và cơ. Ăn socola hằng ngày cũng giúp giảm hội chứng tiền sản giật rất tốt cho bà bầu.
  • Thường xuyên vận động: Bạn có thể cải thiện tâm trạng của mình bằng cách tập Yoga thường xuyên, giúp tinh thần thoải mái hơn.

Trầm cảm khi mang thai là triệu chứng nhiều mẹ bầu phải đối mặt trong thai kì. Mẹ bầu hãy đồng hành cùng Khang Mẫu Nhi để có thêm nhiều kiến thức về thai kì, giúp 9 tháng 10 ngày mang thai luôn khỏe mạnh nhé!

ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI