Buồn nôn vào sáng sớm khi mang thai có làm sao không?
Xem thêm:
Top 8 mẹ bầu nên tránh để sinh con khỏe mạnh
Bị chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai?
Nguyên nhân nào gây nôn ói khi mang thai?
1. Do hormone khi mang thai
Buồn nôn là tình trạng bạn muốn loại bỏ thức ăn ra khỏi dạ dày. Theo thống kê khoảng 80% chị em bị nôn ói khi phát hiện có thai. Nồng độ progesterone tăng cao là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng buồn nôn và nôn nhiều. Tình trạng nôn chủ yếu nặng nề ở 3 tháng đầu thai kì, bước sang tháng thứ 4 mẹ bầu sẽ ăn uống tốt hơn.
Sự biến động hormone khi mang thai
2. Do mẹ bầu bị đói, tụt đường huyết
Nếu bạn để cơ thể quá đói, đường huyết sụt giảm sẽ khiến bạn buồn nôn nhiều vào buổi sáng. Sau khi bạn ăn sáng sẽ khiến cảm giác buồn nôn giảm dần.
3. Do mẹ bầu bị trào ngược dạ dày
Tình trạng trào ngược dạ dày sẽ khiến bạn dễ bị ợ nóng, ợ chua kèm theo nôn ói. Đặc biệt hormone khi mang thai sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn kém hơn và làm gia tăng các triệu chứng về hệ tiêu hóa.
4. Do stress, căng thẳng
Mẹ bầu thường xuyên lo âu, stress quá mức cũng khiến tình trạng nôn ói gia tăng.
Làm thế nào để ngăn ngừa buồn nôn vào sáng sớm khi mang thai?
1. Thay đổi một số thói quen sinh hoạt
Nếu bạn bị nhạy cảm với các mùi lạ, hãy né tránh những mùi làm bạn khó chịu, buồn nôn. Một số loại thức ăn có thể khiến bạn buồn nôn nhiều hơn, hãy loại bỏ trong thực đơn của mình.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý:
- Chia nhỏ thực đơn các bữa ăn, không nên ăn quá no, cũng không nên quá đói.
- Nên ăn các thực phẩm khiến bạn dễ chịu.
- Uống nhiều nước cũng hạn chế nôn ói.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều chất béo và carbohydrates vì nhóm thực phẩm này có thể khiến bạn nôn ói nhiều hơn.
- Bổ sung các loại sắt, acid folic, vitamin, khoáng chất theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn thiếu dinh dưỡng khi mang thai.
2. Tham khảo sử dụng thuốc chống nôn
Nếu bạn bị nôn ói nhiều và không thể ăn uống, suy nhược cơ thể, mệt mỏi có thể tham khảo loại thuốc chống nôn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn kịp thời.
3. Truyền dịch bổ sung điện giải – nước
Nôn nhiều khiến mẹ bầu bị mất nước nên bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung nước, điện giải như: dung dịch natri clorid 0,9%, lactate ringer... để ngăn ngừa suy nhược cơ thể.
Nôn ói có thể dẫn đến mất điện giải, hạ kali máu, hạ natri máu. Vì vậy, bổ sung điện giải có thể giúp bạn ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm này.
4. Bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho bà bầu
Ốm nghén khiến bạn mệt mỏi, suy nhược nhanh chóng nên hãy chú ý đến chế độ ăn uống. Các thực phẩm giàu magie được khoa học chứng minh giảm nôn nghén rất hiệu quả. Bạn có thể tăng cường các nhóm hạt hướng dương, hạt mắc ca, óc chó… rất tốt cho sức khỏe, giảm nôn và tăng cường não bộ cho thai nhi. Ngoài ra, nhóm thực phẩm giàu sắt và vitamin có trong các loại rau xanh, hoa quả cũng không thể thiếu.
Nhóm thực phẩm mẹ bầu nên tăng cường trong thai kì
5. Tham khảo một số biện pháp dân gian
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại vỏ cam, quýt hoặc nước gừng sẽ giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu, buồn nôn trong dạ dày. Bạn có thể uống mỗi ngày 1 ly trà gừng rất tốt để ngăn chặn nôn nghén.
6. Không để bụng đói
Buồn nôn thường đi kèm với cảm giác chán ăn, vì vậy không ít mẹ bầu thường bỏ bữa sáng hoặc để bụng đói. Sự thật là bạn càng đói càng nôn nghén nhiều hơn. Do đó, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn để cơ thể hấp thụ được dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.
7. Hạn chế đồ chiên, xào
Thức ăn chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ cũng là “thủ phạm” khiến bạn gia tăng triệu chứng nôn nghén. Bạn nên hạn chế các thực phẩm này, nên thay thế bằng đồ luộc tốt hơn cho sức khỏe.
8. Ăn trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ bạn có thể ăn nhẹ hoặc uống 1 ly sữa ấm sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định, ngăn chặn giảm đường huyết vào sáng hôm sau và giúp giảm nôn tốt hơn.
9. Không stress, căng thẳng
Hãy giữ tinh thần của mình luôn thoải mái, tránh xa stress, căng thẳng bằng cách giải tỏa với người thân, đọc sách, nghe nhạc, nghỉ ngơi sẽ giúp bạn có thai kì khỏe mạnh hơn.
10. Tham khảo một số bài tập thể lực
Bạn khỏe mạnh và không có dấu hiệu dọa sảy, động thai thì nên tích cực nâng cao sức khỏe bằng cách tập thể dục. Những mẹ bầu vận động ít sẽ khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài hơn. Bạn có thể tham khảo bài tập ngồi thiền, Yoga, bơi lội vừa cải thiện tâm lí căng thẳng vừa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: 90% mẹ bầu bị ốm nghén khi mang thai: Khi nào nên lo lắng
Ốm nghén như thế nào cần gặp bác sĩ?
Ốm nghén thực chất không đe dọa sự phát triển của thai nhi. Chỉ trừ khi trường hợp nôn nghén nhiều, không thể ăn uống được, sụt giảm cân, mệt mỏi được gọi là “nhiễm độc thai nghén” cần phải thăm khám gấp để kịp thời điều trị.
Có thai kì khỏe mạnh là điều chị em nào cũng mong muốn. Hiểu được những lo lắng của chị em, sản phẩm Khang Mẫu Nhi được đúc kết từ bài thuốc cổ truyền “Thái sơn bàn thạch thang” đã ra đời. Khang Mẫu Nhi được chiết xuất từ những dược liệu an thai tốt nhất thành các viên nang đem đến sự tiện lợi cho người dùng. Sản phẩm không chỉ phù hợp với những mẹ bầu bị dọa sảy thai, động thai mà còn rất tốt để dưỡng thai, giảm nôn nghén, đau bụng, đau lưng khi mang thai.
Khang Mẫu Nhi – luôn luôn lắng nghe cơ thể mẹ bầu. Hãy liên hệ tới hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn bạn nhé!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...