Bị thủy đậu khi mang thai: Chớ coi thường biến chứng nguy hiểm

09:17 Ngày 12/12/2020
Bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu có thể dẫn đến dị tật thai nhi. Ngoài ra, thai nhi còn có thể nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh, thậm chí sảy thai bất ngờ. Bài viết giúp bạn có thêm kiến thức để có thai kì khỏe mạnh, phòng chống những biến chứng nguy hiểm do thủy đậu.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu còn có tên gọi dân gian là bệnh trái rạ. Thực chất đây là hội chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ do loại siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Thủy đậu lây lan rất nhanh từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Mặc dù đây là căn bệnh truyền nhiễm lành tính nhưng cũng có thể gây tử vong nếu điều trị không đúng cách. 

Khi mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu mẹ bầu cần phải đi khám để được bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt.

bi-thuy-dau-khi-mang-thai-1

Bị thủy đậu khi mang thai rất nguy hiểm

Thai phụ bị thủy đậu nguy hiểm như thế nào?

Với những người đã từng mắc thủy đậu hoặc tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai thì cơ thể sẽ có kháng thể miễn dịch với bệnh. Bạn sẽ không phải lo lắng nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu.

Tuy nhiên nếu bạn không thuộc nhóm đã có kháng thể hoàn toàn có thể bị thủy đậu. Bệnh gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

- Làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi ở phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cho rằng chị em mắc thủy đậu khi mang thai chiếm đối tượng tử vong vì căn bệnh này nhiều nhất. Virus varicella gây bệnh thủy đậu có thể làm gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh viêm phổi.

- Trong khoảng tuần thứ 8 – 12 của thai kì thì thai nhi có khả năng mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện của hội chứng này là da có sẹo, thai nhi bị dị tật đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, teo dây thần kinh, viêm võng mạc, bé nhẹ cân, tay chân bị teo nhỏ, thần kinh chậm phát triển, não úng thủy, co giật, thậm chí là bại não.

- Tăng nguy cơ sảy thai do tác động của VZV gây bệnh.

- Nếu thai phụ bị thủy đậu khoảng 5 ngày trước khi sinh, em bé có khả năng bị nhiễm bệnh thủy đậu từ mẹ với tỉ lệ tử vong khoảng 30%.

- Làm tăng nguy cơ bị bất thường về tiêu hóa: trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp/ tắc ruột…

Mắc thủy đậu khi mang thai rất nguy hiểm. Mẹ bầu không nên coi thường mà cần đi khám sớm khi nhận thấy các nốt đỏ mọc lên dưới da để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

bi-thuy-dau-khi-mang-thai-2

Trẻ có thể bị nhiễm thủy đậu sơ sinh lây từ mẹ bầu

Điều trị thuỷ đậu cho bà bầu cần lưu ý điều gì?

Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dành cho mẹ bầu bị thủy đậu khi mang thai:

- Chị em nên nghỉ ngơi tuyệt đối, không làm các việc nặng.

- Bổ sung nhiều nước, tăng cường ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa như cháo, súp loãng…

- Tăng cường bổ sung vitamin C bằng cách uống nhiều nước cam để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại virut gây bệnh.

- Nếu thai phụ có biểu hiện sốt cần được bác sĩ tư vấn cụ thể về thuốc hạ sốt, tránh gây hại cho thai nhi.

- Mẹ bầu giữ gìn vệ sinh thân thể tốt, hạn chế tác động làm vỡ các mụn nước để tránh nhiễm trùng da.

- Một số trường hợp đặc biệt bác sĩ có thể chỉ định dùng varicella – zoster immune globulin (VZIG) để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị thủy đậu khi mang thai cần đặc biệt cẩn trọng. Bạn tuyệt đối không sử dụng bất kì loại thuốc nào nếu không có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: 90% mẹ bầu bị ốm nghén khi mang thai: Khi nào nên lo lắng?

Phòng tránh thủy đậu tốt nhất là tiêm phòng vắc – xin

Cách tốt nhất để tránh bị thủy đậu khi mang thai là bạn nên có kế hoạch tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước khi mang thai. Hiện nay ở Việt Nam đang có vắc xin chống quai bị - thủy đậu- rubella thời hạn 10 năm bạn có thể tham khảo. Nếu đang mang thai thì không nên tiêm ngừa vắc xin này. Do vậy bạn cần phải tiêm ít nhất 3 tháng trước khi mang bầu.

bi-thuy-dau-khi-mang-thai-3

Các mũi tiêm cần thiết cho mẹ bầu trước và trong khi mang thai

Nếu bạn không tiêm phòng thủy đậu cần hạn chế đến những chỗ đông người vào mùa dịch thủy đậu, không tiếp xúc với người mắc bệnh, mang khẩu trang đầy đủ khi ra đường. Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm, nhưng mùa dịch thườn cgao điểm vào mùa nóng.

Ngoài ra bạn cũng nên có chế độ ăn uống để tăng cường sức đề kháng phòng chống bệnh tật như bổ sung vitamin đầy đủ, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế những đồ ăn sẵn, đồ ngọt có hại… để cơ thể khỏe mạnh chống lại các virut gây bệnh.

Trên đây là những kiến thức bổ ích về bệnh thủy đậu khi mang thai. Hi vọng chị em đã có thêm nhiều hiểu biết để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI