Bí quyết trị viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà đơn giản nhất
Vì sao bà bầu dễ bị viêm nhiễm phụ khoa
Khi mang thai, cơ thể chị em có sự thay đổi rõ rệt về sinh lý. Nội tiết tố biến đổi dẫn đến những thay đổi rõ rệt ở cơ quan sinh dục. Chị em sẽ cảm thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Nếu gặp vi khuẩn hoặc vệ sinh vùng kín không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn… đều khiến các tác nhân như nấm mốc, vi khuẩn… có thể xâm nhập dẫn đến các bệnh lý viêm phụ khoa thường gặp như: viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
Đặc biệt, trong quá trình mang thai, cấu trúc cổ tử cung mở rộng cũng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển gây bệnh. Hàm lượng estrogen tăng cao, kích thước thai nhi lớn càng khiến khí hư ra nhiều, vùng kín nhạy cảm, dễ viêm nhiễm hơn mức bình thường.
Dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa ở bà bầu
Nhiều chị em băn khoăn không biết mình có mắc viêm nhiễm phụ khoa hay không? Cách tốt nhất là bạn nên kết hợp thăm khám sản và phụ khoa định kì, nhất là khi nhận thấy các dấu hiệu điển hình như:
- Dịch âm đạo ra nhiều, mùi hôi, khí hư màu sắc lạ (màu trắng đục, vàng, xanh, trắng như bã đậu hoặc vón cục, sủi bọt), thậm chí khí hư lẫn máu.
- Vùng kín đau, rát, ngứa vùng kín, đỏ vùng kín.
- Âm đạo bị sưng kín.
- Đi tiểu rát, tiểu buốt, tiểu dắt….
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, đe dọa sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bạn cần phải đặc biệt chú ý, phát hiện càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm đến thai nhi.
Một số biện pháp chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà
- Trị viêm âm đạo bằng lá trà xanh
Lá trà xanh rất tốt trong điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm âm đạo. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 15g lá chè tươi, đem rửa sạch, vò nát, cho khoảng 20g muối vào rồi đun sôi, sau đó đem xông rửa vùng kín.
- Trị viêm ngứa âm đạo bằng lá trầu không
Lá trầu không cũng là loại cây quen thuộc, có chứa nhiều tinh dầu. Lá trầu không được coi là loại thuốc ức chế vi khuẩn, nấm, vi trùng rất tốt. Bạn chỉ cần dùng 10 lá trầu không đem rửa sạch, đun sôi với muối rồi đem xông, rửa vùng kín.
Áp dụng tuần 2-3 lần sẽ giúp giảm viêm ngứa rõ rệt.
- Trị viêm âm đạo bằng nha đam
Tinh chất nha đam vừa giúp làm sạch vừa giúp trị ngứa vùng kín, làm cô bé của bạn bớt thâm đen, hạn chế mùi khó chịu. Bạn hãy dùng phần thịt nha đam, cắt nhỏ, sau đó cho vào muối vào chậu nước, đem ngâm trong khoảng 15 phút. Sau đó, bạn vớt nha đam ra, chà quanh vùng kín khoảng 5 phút, rồi rửa sạch bằng nước.
- Trị ngứa vùng kín bằng muối
Đây là cách đơn giản nhất có thể dùng hàng ngày để kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm. Bạn dùng khoảng 10g muối, đun sôi với nước, đợi nước ấm thì đem rửa bên ngoài vùng kín để giảm bớt ngứa, sưng và viêm âm đạo.
Một số biện pháp phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa
Để tránh viêm nhiễm phụ khoa, mẹ bầu cần chú ý một vài điều trong lối sống và sinh hoạt dưới đây:
- Nên thực hiện chế độ ăn uống ít đường và đồ ngọt.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, hàng ngày, không thụt rửa vùng kín để tránh mất độ PH trong môi trường âm đạo.
- Mặc đồ lót rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút tốt.
- Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa nhiều hóa chất ảnh hưởng đến môi trường âm đạo.
- Ăn sữa chua hàng ngày vừa giúp tăng sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, vừa giúp tạo môi trường âm đạo ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
- Nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya, căng thẳng đầu óc.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mẹ bầu cần biết về viêm phụ khoa khi mang thai. Mong rằng mẹ bầu đã có thêm những kinh nghiệm quý báu để điều trị triệt để viêm nhiễm phụ khoa tránh gây hại cho thai nhi.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...