Bí quyết siêu hiệu quả giảm nôn nghén trong thai kì
1. Nôn nghén khi mang thai có nguy hiểm không?
Mang thai khiến người mẹ có rất nhiều biến đổi trong cơ thể. Nghén là tên gọi chung cho triệu chứng buồn nôn và nôn nhiều trong thai kì. Bạn có thể đột ngột sợ các mùi thức ăn, mùi sơn móng tay, mùi sơn cửa, nước hoa… khiến bạn chóng mặt, buồn nôn nhiều hơn.
Thống kê cho thấy 70% chị em mang thai bị nôn nghén trong thai kì. Triệu chứng này thường phổ biến nhất trong 3 tháng đầu mang thai, một số chị em còn có thể nghén đến khi sinh.
Nôn nghén khiến chị em khó chịu
Lời khuyên cho mẹ bầu là nôn nghén khi mang thai là triệu chứng bình thường của cơ thể. Sau tuần 16 các triệu chứng khó chịu này thường giảm nhanh chóng, bạn sẽ ăn uống tốt hơn để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu nôn nghén quá nặng, bạn không ăn được gì nhiều ngày có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Theo các bác sĩ, nôn nghén là tình trạng khó tránh khỏi. Bạn có thể tham khảo một vài bí quyết giảm nôn nghén khi mang thai. Trường hợp nôn quá nhiều cần phải tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tây giảm nôn bừa bãi.
2. Bí quyết giảm nôn nghén khi mang thai không cần dùng thuốc
- Bổ sung Vitamin thường xuyên:
Bổ sung vitamin trong thời kì mang thai không chỉ có tác dụng giảm nôn mà còn hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bạn nên bổ sung sắt, magie, B1, axit folic thường xuyên mỗi ngày. Nhất là Magie có tác dụng ngăn ngừa nôn nghén rất tốt, bạn có thể tăng cường ăn các loại đậu, hạt hướng dương, hạt lanh… để hỗ trợ giảm nôn nghén.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng:
Xúc miệng giúp giảm nôn nghén
Triệu chứng buồn nôn khiến bạn luôn phải “nuốt nước bọt” và điều này vô tình làm tăng triệu chứng nôn nghén nhiều hơn. Lời khuyên của bác sĩ là bạn nên xúc miệng liên tục nếu quá buồn nôn. Vệ sinh răng miệng bằng backing soda cũng hỗ trợ bảo vệ răng và giảm nôn cho bạn.
- Hạn chế ăn những thực phẩm khiến bạn buồn nôn:
Bà bầu rất nhạy cảm với mùi vị thức ăn, và không phải ai cũng khó chịu với các mùi như nhau. Nếu bạn thấy mùi thức ăn nào gây buồn nôn nhiều hơn thì nên tránh xa chúng để hạn chế kích thích khiến cơ thể nôn nao.
- Ăn bánh quy giúp giảm nôn:
Bánh quy có thể giúp bạn giảm nôn tốt hơn. Một số loại bánh quy dành riêng cho bà bầu cũng tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bạn bớt đi triệu chứng nôn nghén.
- Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ:
Ăn thành nhiều bữa nhỏ hỗ trợ giảm nghén
Bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn nhiều trong 3 bữa như bình thường. Nếu bạn buồn nôn vào buổi sáng có thể ăn ít hơn và tăng cường ăn vào các bữa khác để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi.
- Bổ sung các thực phẩm khô:
Các loại gạo, bánh mì, khoai nướng, bánh quy đều giúp hỗ trợ giảm nôn nghén tốt.
- Uống nhiều nước khi mang thai:
Đây là cách đơn giản nhất giúp bạn giảm nghén thai kì. Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể bớt buồn nôn và túi ối phát triển.
- Ngửi mùi gừng, chanh hoặc quýt:
Tình trạng nôn nghén sẽ giảm nếu bạn ngửi mùi các thực phẩm này. Uống nước gừng cũng giúp tăng cường vitamin B6 giảm nôn nghén khi mang thai.
Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp trên mà vẫn thấy nôn nghén kéo dài, sút cân nghiêm trọng, mất ngủ thai kì, không ăn uống được khi mang thai tốt nhất nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Xem thêm: Đau bụng khi mang thai tháng đầu có làm sao không?
Khang mẫu nhi – Sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bà bầu từ thảo dược tự nhiên
Bên cạnh triệu chứng nôn nghén khi mang thai, 90% bà bầu còn phải đối diện với tình trạng xuất huyết thai kì, đau lưng, đau bụng, khí hư ra nhiều khi mang thai. Ngoài ra, một số bà bầu còn bị động thai, dọa sảy thai, tụ máu dưới màng đệm… rất nguy hiểm cho thai nhi. Thảo dược an thai là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu trong những trường hợp này.
Khang mẫu nhi đồng hành cùng thai kì khỏe mạnh
Khang mẫu nhi được chiết xuất từ bài thuốc Thái sơn thạch bàn thang – bài thuốc an thai nổi tiếng trong Y học cổ truyền. Sản phẩm còn gia giảm thêm nhiều vị thuốc khác như:
- Đảng sâm, Hoa hòe, Đỗ trọng: Tăng cường máu huyết, hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa phù chân, chuột rút, thiếu máu thai kì.
- Tục đoạn, Sa nhân, Củ gai: Những dược liệu quen thuộc hỗ trợ an thai, dưỡng thai, ngăn ngừa ra máu bất thường.
- Hoàng cầm, Bạch truật: Thánh dược an thai có tiếng trong Đông y.
Khang mẫu nhi hoàn toàn không có tác dụng phụ, giúp mẹ bầu có thai kì khỏe mạnh. Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt trước khi đến tay người tiêu dùng. Khang mẫu nhi chúc bạn luôn có thai kì khỏe mạnh!
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...