Bị ngã khi mang thai: Những điều mẹ bầu không thể không biết
Bài viết liên quan:
Bí quyết phòng ngừa sảy thai 3 tháng đầu thai kì
Vì sao bạn bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai?
Khang Mẫu Nhi có tốt không? Mua ở đâu?
Quan điểm sai lầm về bị ngã khi mang thai
Bị té ngã luôn là nỗi ám ảnh của các bà bầu. Nhưng sự thật bị ngã khi mang thai có nguy hiểm như bạn nghĩ hay không? Dưới đây là những quan điểm sai lệch khiến mẹ bầu lo lắng không yên về vấn đề bị ngã khi mang thai:
- Bị ngã khi mang thai gây hại cho trí tuệ của trẻ: Thực tế quan điểm này là sai, không có mối liên hệ nào giữa bị ngã và trí tuệ của thai nhi. Trong tử cung của người mẹ có lượng nước ối dồi dào giúp bảo vệ thai, nếu bạn bị ngã nhẹ hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Bị ngã có thể “giết chết” thai nhi: Thực tế những tác động từ bên ngoài nếu vừa phải thì không ảnh hưởng nhiều đến sự sống của trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn bị ngã nặng, đau hoặc bị tác động trực tiếp vào vùng bụng mới nguy hại đến thai nhi.
- Bị ngã khi mang thai có thể khiến mẹ bầu khó sinh tự nhiên: Thực tế bạn vẫn có thể sinh con bình thường nếu việc té ngã không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Trừ khi cú ngã của bạn đủ mạnh khiến thai nhi sai lệch vị trí hoặc có bất thường khi sinh nở mới phải chuyển sang sinh mổ.
- Bạn chỉ nên lo lắng nếu ngã úp bụng: Điều này không đúng bởi bạn cần phải chú ý đến lực tác động của cú ngã. Nếu lực nhẹ thì việc bạn úp bụng hay không cũng không ảnh hưởng đến thai kì. Nhưng lực lớn dù bạn không úp bụng xuống cũng có thể gây hại cho em bé.
Bản thân bạn là người hiểu rõ nhất về lực tác động của cú ngã có ảnh hưởng đến cơ thể hay không? Nếu nhận thấy những bất thường như: đau bụng, ra máu, thai nhi không cử động sau khi ngã bạn cần lập tức tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn.
Tốt nhất sau khi bị ngã mẹ bầu nên đi thăm khám, siêu âm
Nguyên nhân nào khiến bạn dễ bị ngã khi mang thai?
1. Sự thay đổi trọng lượng của cơ thể
Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu sẽ tăng nhanh chóng sau khi mang thai khiến bạn khó giữ thăng bằng. Nhất là ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3 của thai kì, mẹ bầu có thể tăng từ 10 – 15kg khiến bạn gặp khó khăn trong đi lại, di chuyển.
Lời khuyên cho bạn là nên tham khảo các bài tập Yoga, thể dục cho bà bầu để cơ thể được khỏe mạnh, tránh tẽ ngã nhiều.
2. Nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu choáng váng
Mang thai khiến hormone nội tiết trong cơ thể người mẹ đột ngột biến động. Điều này khiến cho mẹ bầu dễ bị đau đầu, choáng váng, mất thăng bằng. Thậm chí, một số hormone còn khiến các khớp giãn ra, chuẩn bị cho quá trình sinh nở nhưng cũng khiến mẹ bầu đau mỏi thắt lưng nhiều hơn, làm việc di chuyển khó khăn hơn.
3. Do tình trạng sưng phù chân
Mẹ bầu có thể bị sưng phù chân trong những tuần cuối của thai kì khiến cơ thể mất thăng bằng, dễ té ngã hơn. Nhất là với mẹ bầu có dấu hiệu cao huyết áp, tiền sản giật thì tình trạng này còn có thể nguy hiểm đến thai nhi.
Chân phù nề khi mang thai khiến mẹ bầu đi lại khó khăn
Bị ngã khi mang thai cần đi bệnh viện khi nào?
Mặc dù thai nhi được bảo vệ bởi túi ối, nhưng nếu cú ngã của bạn gây nên những triệu chứng dưới đây cần phải đi viện càng sớm càng tốt:
- Ngã gây chảy máu âm đạo, hoặc chảy máu vùng bụng.
- Đau bụng, đau lưng.
- Rỉ ối sau khi té ngã.
- Thai nhi chuyển động ít hoặc không thấy chuyển động.
Đây đều là những dấu hiệu bất thường cần phải được thăm khám bằng siêu âm mới có thể chẩn đoán tình hình của thai nhi.
Biện pháp ngăn ngừa té ngã khi mang thai
Ngoài việc mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng khi đi lại, vận động trong thai kì, một số biện pháp đơn giản dưới đây cũng có thể hỗ trợ tránh bị té ngã khi mang thai:
- Mẹ bầu nên thay thế giày cao gót bằng giày đế bệt, giày thể thao vừa chân để việc đi lại được dễ dàng hơn.
- Bạn nên chú ý khi đi bộ hoặc leo cầu thang, nên đi nhẹ nhàng, bám vào thanh vịn.
- Khi di chuyển qua vũng nước, sử dụng nhà vệ sinh cũng cần chú ý tránh sàn trơn trượt.
- Bạn nên vận động vừa phải để cơ thể khỏe khoắn, có thể tham khảo các bài tập Yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng cho bà bầu.
- Để ngăn ngừa phù nề chân, tăng huyết áp, tích nước khi mang thai, chị em cần chú ý sử dụng thực phẩm ít muối, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả sẽ tốt hơn các thực phẩm chế biến sẵn.
- Không mang vác các vật nặng khi mang thai.
- Chú ý khi đi bộ qua đường.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý thường xuyên theo dõi huyết áp và lượng đường huyết trong máu để giảm thiểu những nguy cơ khiến bạn đau đầu, dễ choáng ngất trong thai kì.
Nếu bạn đang gặp bất kì rắc rối nào khi mang thai khiến bản thân lo lắng không yên hãy liên hệ tới hotline: 0982.91.55.53 của Khang Mẫu Nhi để được tư vấn hỗ trợ.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...