Bị chậm kinh bao nhiêu ngày thì nên đi siêu âm?

04:19 Ngày 02/02/2021
Chậm kinh là một trong những biểu hiện bạn đã mang thai. Chị em mang thai lần đầu băn khoăn không biết chậm kinh bao nhiêu ngày thì nên đi siêu âm thai? Hãy cùng nghe bác sĩ chuyên khoa nói gì về siêu âm thai lần đầu dưới đây nhé!

Chậm kinh có thể là biểu hiện mang thai ở nữ giới

Chậm kinh là tình trạng đã đến ngày kinh nguyệt nhưng bạn vẫn chưa thấy có “đèn đỏ”. Chu kì kinh nguyệt của chị em có thể kéo dài khoảng 28 – 35 ngày. Khi trứng rụng và không gặp được tinh trùng, niêm mạc tử cung sẽ tự động dày lên và vỡ ra tạo nên tình trạng chảy máu, được gọi là kinh nguyệt.

Nếu trong quá trình trứng rụng gặp tinh trùng sẽ xảy ra hiện tượng thụ tinh hình thành phôi thai dẫn đến không có kinh nguyệt. Vì vậy, chậm kinh là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy bạn đã có thai.

Ngoài biểu hiện chậm kinh, chị em khi mới mang thai còn nhận thấy các triệu chứng đau tức vùng bụng dưới, sưng đau ngực, mệt mỏi, buồn nôn, đau lưng, máu báo có thai… Chị em có thể mua que thử hoặc tiến hành xét nghiệm máu đo lượng HCG để khẳng định chắc chắn mình đã mang thai.

cham-kinh-bao-nhieu-ngay-thi-nen-di-sieu-am-1

Chậm kinh là biểu hiện của mang thai

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì nên đi siêu âm?

Rất nhiều chị em có thắc mắc “Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm?”, “Chậm kinh 5 ngày đi siêu âm được chưa?”, nhất là với những mẹ bầu mang thai lần đầu. Theo bác sĩ chuyên khoa, chậm kinh khoảng 5-7 ngày là bạn đã có thể tiến hành siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Sau khi thụ thai, phôi thai có thể cần đến 10 – 13 ngày để di chuyển vào buồng tử cung. Vì vậy,  sau khi chậm kinh khoảng 5 - 7 ngày đi siêu âm bạn có thể phát hiện được túi thai trong buồng tử cung. Nếu phôi thai di chuyển chậm bạn sẽ phải mất khoảng 10 – 15 ngày mới có thể phát hiện túi thai nằm trong lòng tử cung. Lúc này bạn có thể được chỉ định dùng kĩ thuật siêu âm đầu dò để phát hiện túi thai sớm và rõ nét nhất. Lí do là bởi túi thai rất nhỏ, chỉ vài mm nên siêu âm đường bụng sẽ khó chẩn đoán hơn bình thường.

Trường hợp đã chậm kinh sau 10 – 15 ngày mà vẫn không phát hiện thấy túi thai trong lòng tử cung có thể được chẩn đoán mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm nếu can thiệp muộn.

Xem thêm: Mách bạn 20 dấu hiệu mang thai sớm sau 7 ngày quan hệ

Các phương pháp siêu âm để biết có thai hay không

Hiện nay Y học hiện đại có 2 phương pháp siêu âm phổ biến nhất là:

- Siêu âm đầu dò:

Phương pháp này sử dụng thiết bị siêu âm thông qua ngã ba âm đạo để theo dõi tình trạng thai. Siêu âm đầu dò thường chỉ được áp dụng khi mới mang thai bởi ưu điểm phát hiện sớm và rõ nét hình ảnh túi thai trong buồng tử cung.

- Siêu âm vùng bụng:

cham-kinh-bao-nhieu-ngay-thi-nen-di-sieu-am-2

Hình ảnh siêu âm ổ bụng

Đây là phương pháp sử dụng thiết bị siêu âm và gel bôi trơn để thoa lên bụng và kiểm tra tình hình thai. Bắt đầu từ tuần thai thứ 6 (sau khi chậm kinh 3 – 4 tuần), bạn đã có thể tiến hành siêu âm vùng bụng cho kết quả rõ nét.

Siêu âm là phương pháp để biết chính xác bạn đã có thai hay chưa. Siêu âm lần đầu đem lại công dụng cụ thể như sau:

- Kiểm tra vị trí làm tổ của thai nhi: Trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển về buồng tử cung để làm tổ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp trứng không làm tổ trong lòng tử cung mà lại làm tổ tại các vị trí khác như: ống dẫn trứng, ổ bụng, cổ tử cung… Tất cả các vị trí này đều khiến thai nhi không thể phát triển được, vỡ ra dẫn đến chảy máu ổ bụng, nguy hiểm đến tính mạng.

- Kiểm tra sự phát triển của thai nhi: Ở giai đoạn 3 tháng đầu, nhờ kĩ thuật siêu âm có thể giúp phát hiện trứng trống (có túi thai nhưng không có phôi thai) hoặc tình trạng chửa trứng (nhau thai không phát triển mà thoái hóa thành các bọng nước dính lại với nhau) hoặc phát hiện sớm những bất thường của thai nhi như: không có tim thai, thai vô sọ, bướu huyết thanh… Những bất thường này cần phải có hướng ngăn chặn kịp thời để tránh nguy hiểm cho thai nhi.

Như vậy, sau khi chậm kinh 5 – 7 ngày chị em có thể đi siêu âm để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi. Suốt quá trình mang thai 9 tháng, chị em nên đi khám thai thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với thăm khám phụ khoa, xét nghiệm nước tiểu… để can thiệp sớm những bất thường ở thai nhi.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI