Bị chậm kinh bao nhiêu ngày thì có thai?
Trễ kinh có đơn giản là dấu hiệu mang thai?
Thực tế, trễ kinh không đơn thuần là dấu hiệu mang thai mà còn do rất nhiều nguyên nhân khác gây nên. Thông thường chu kì kinh nguyệt của chị em thường kéo dài khoảng 21 – 35 ngày. Niêm mạc tử cung bên trong sẽ dày lên để đón trứng vào làm tổ nhưng nếu trứng rụng không gặp tinh trùng để thụ tinh sẽ khiến cho lớp niêm mạc này bong ra, trứng vỡ và tạo nên kinh nguyệt.
Chậm kinh là đã đến ngày có hành kinh nhưng bạn không thấy có kinh nguyệt. Đây có thể do trứng rụng gặp tinh trùng diễn ra quá trình thụ thai, niêm mạc tử cung trở thành “điểm tựa” để nhau thai bám vào và phát triển. Hormone trong cơ thể cũng tác động, tăng progesterone giúp ngăn chặn quá trình rụng trứng dẫn đến không có kinh nguyệt trong suốt 9 tháng mang thai.
Mặc dù vậy, trễ kinh không đơn thuần là dấu hiệu mang thai. Có thể bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, bệnh lý về tuyến giáp, viêm nhiễm tử cung, thậm chí stress, căng thẳng cũng là nguyên nhân gây trễ kinh.
Chậm kinh có thể là dấu hiệu bạn đã có thai
Chậm kinh bao lâu thì có thai?
Chậm kinh nếu bạn đang mang thai sẽ khiến hormone trong cơ thể thay đổi, lượng hormone hCG sẽ tăng cao rõ rệt. Vì vậy, bạn có thể mua que thử thai hoặc làm xét nghiệm máu để biết chính xác mình có mang thai hay không.
Ước tính chậm kinh sau khoảng 7 ngày là đã có kết quả chính xác bạn có mang thai hay không. Sau khi trễ kinh và thử que, bạn có thể đi siêu âm để biết chính xác thai nhi đã vào tử cung hay chưa. Có thể bạn đã mang thai tuần thứ 4 hoặc 5 của thai kì. Lúc này bạn đi siêu âm đã có thể nhận thấy tử cung có phôi thai làm tổ và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ sản khoa về chế độ ăn uống và dinh dưỡng khi mang thai.
Xem thêm: Mang thai bao lâu thì hết nghén?
5 dấu hiệu mang thai sớm cho mẹ bầu tham khảo
Ngoài dấu hiệu chậm kinh, bạn có thể dự đoán mình đã mang thai dựa vào một số dấu hiệu điển hình như sau:
1. Ra máu âm đạo và đau bụng nhẹ
Nếu bạn thấy vùng kín xuất hiện vài giọt máu màu hơi hồng hoặc nâu sẫm có thể là máu báo có thai do thai nhi đang làm tổ ở tử cung. Bên cạnh biểu hiện ra máu, chị em còn có thể nhận thấy cơn đau nhẹ ở vùng bụng dưới, thấy bụng chướng, căng tức rất khó chịu.
2. Ngực căng
Ngực căng tức do tuyến sữa phát triển
Sau khoảng 7 – 10 ngày từ khi trứng được thụ thai, bạn sẽ nhận thấy vùng ngực căng tức, vòng 1 tăng nhanh về kích thước. Lí do là bởi hormone trong cơ thể tăng đột biến, các tuyến sữa phát triển để chuẩn bị cho quá trình cho con bú. Bạn sẽ nhận thấy núm vú to, màu sẫm, nhô cao, căng tức và đau hơn bình thường.
3. Đau buốt lưng
Hormone khi mang thai còn là nguyên nhân khiến bạn bị đau buốt lưng. Tình trạng này thường đi kèm với đau lâm râm vùng bụng dưới. Đây là biểu hiện của việc thai nhi đang làm tổ, kích thước tử cung thay đổi dẫn đến đau âm ỉ vùng thắt lưng.
4. Ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng bạn cảm thấy nhạy cảm với mùi thức ăn, buồn nôn và nôn nhiều. Bạn có thể đột ngột thèm ăn món gì đó, hoặc không thể chịu đựng được mùi thức ăn, mùi sơn móng tay, sơn nhà cửa… Khẩu vị thay đổi, nôn nghén nhiều là dấu hiệu bạn đã mang thai.
5. Thường xuyên đi tiểu
Trứng đã thụ tinh dẫn đến hormone trong cơ thể thay đổi. Điều này sẽ khiến gây áp lực đến thận, làm bàng quang nhanh đầy hơn và bạn cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn.
Ngoài ra, tử cung cũng đang gia tăng về kích cỡ vì vậy chèn ép bàng quang khiến bạn sẽ cảm thấy buồn tiểu nhanh và tiểu nhiều trong suốt thai kì của mình.
Như vậy, chậm kinh khoảng 7 ngày là bạn đã có thể đi siêu âm để biết chắc chắn mình có mang thai hay không. Ngoài dấu hiệu chậm kinh, bạn còn có thể cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, đau bụng… Tốt nhất nên đi thăm khám thai sớm để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
-
Ngôi thai ngược được hiểu là khi đầu của bé quay về phía ngực của...
-
Tình trạng dây rốn quấn cổ còn được gọi là tràng hoa quấn cổ có...
-
Ra máu khi mang thai tháng cuối còn được gọi là máu báo sinh. Hiện...
-
Khi mang thai, tình trạng ra máu luôn khiến mẹ bầu lo lắng. Nhưng ra...
-
Tim thai là mốc quan trọng hàng đầu cho thấy thai nhi khỏe mạnh và...