Bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai nguy hiểm như thế nào?

09:32 Ngày 12/12/2020
Thời tiết giao mùa khiến mẹ bầu rất dễ bị mắc cúm. Nhất là với chị em sức đề kháng kém, virut cúm có thể xâm nhập và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm với thai nhi. Cụ thể bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh cúm lây lan như thế nào?

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, sốt, mệt mỏi, đau đầu… Bệnh hình thành do virus gây nên. Vì vậy tốc độ lây lan rất nhanh thông qua đường hô hấp. Bị cúm khi mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt cẩn trọng.

Virus cảm cúm có rất nhiều biến thể khác nhau. Ngoài virus cúm A, cúm B thường gặp còn có các loại nguy hiểm khác như: H5N1, H1N1, H7N9, Rubella,…  Khi nhiễm bạn mắc các loại virus này vẫn có triệu chứng như cảm cúm thông thường nhưng không phát hiện đúng loại để điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh dai dẳng và gây nhiều hệ lụy khác.

Virus cúm lây lan từ người sang người theo đường hô hấp rất nhanh. Thông qua đường hô hấp, nước bọt, dịch mũi, hắt hơi… đều có thể làm lây lan virut cúm. Đây là nguyên nhân gây suy giảm hô hấp, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Do vậy mẹ bầu không thể chủ quan khi bị cúm khi mang thai, nhất là những tháng đầu thai kì.

bi-cum-khi-mang-thai-1

Bà bầu bị cúm trong 3 tháng đầu tuyệt đối không chủ quan

Bệnh cúm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Với chị em đang mang thai, sức đề kháng thường kém hơn so với người bình thường. Nếu bị cúm trong thời gian đầu thai kì, cúm có thể dai dẳng và gây viêm phổi nặng. Các triệu chứng đau rát cổ họng, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi… sẽ nặng nề hơn rất nhiều.

Cúm có thể thông qua nhau thai và xâm nhập vào thai nhi. Virus làm tăng nguy cơ bị tổn thương não bộ, ảnh hưởng hệ thần kinh, tăng nguy cơ bị dị dạng đầu nhỏ, sứt môi, hở hàm ếch, teo não, tim bẩm sinh, tụ huyết não….

Nếu mẹ bầu bị sốt do cúm còn có thể gây nhiễm trùng thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai và sinh non. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoảng 80% mẹ bầu nhiễm virus cúm Rubella sinh con sẽ bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy tốt nhất mẹ bầu nên đi khám và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nếu bị nhiễm bệnh.

Xem thêm: Bị thủy đậu khi mang thai: Chớ coi thường biến chứng

Cần làm gì khi bị nhiễm cúm trong 3 tháng đầu thai kì?

- Điều trị bằng thuốc Tây y:

Hiện nay không có phác đồ điều trị cúm triệt để cho bất kì đối tượng nào. Với riêng mẹ bầu, việc điều trị bằng thuốc Tây chỉ có tác dụng loại trừ bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên. Bạn có thể được tư vấn sử dụng các loại thuốc như:

+ Thuốc chống virus: Các loại thuốc Tamiflu sẽ được bác sĩ kê đơn để kháng virus sau khoảng 2 ngày sử dụng. Thuốc phải được dùng theo đúng đơn của bác sĩ.

+ Acetaminophen: Áp dụng cho mẹ bầu bị sốt cao, đau đầu, mệt mỏi cơ thể. Tuyệt đối không tự ý mua các thuốc chứa thành phần acetaminophen nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

+ Thuốc chữa ho: Các loại thuốc như Mucinex, Robitussin hoặc Vicks 44 được cho là an toàn với phụ nữ mang thai nhưng phải dùng đúng liều lượng quy định.

+ Thuốc xịt mũi: Bạn có thể ngăn chặn kích ứng mũi bằng thuốc xịt mũi có chứa steroid.

+ Thuốc kháng histamin: Benadryl và Claritin là thuốc giúp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi. Tuy nhiên không dùng thuốc này cho những bà bầu đang mang thai 3 tháng đầu.

Điều trị cúm càng sớm càng tốt cho bạn và thai nhi. Nhưng tuyệt đối không sử dụng bất kì loại thuốc nào không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

bi-cum-khi-mang-thai-2

Trị cúm bằng thuốc Tây y cần theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Chế độ sinh hoạt cho bà bầu bị cúm khi mang thai:

+ Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

+ Uống nhiều nước để giảm đau rát họng, hạ sốt cho cơ thể.

+ Sát trùng miệng bằng nước muối ấm 2 lần mỗi ngày.

+ Bổ sung nhiều thực phẩm chứa Vitamin C để tăng cường các loại quả bưởi, cam, quýt cùng với rau xanh, súp lơ, cà chua kết hợp với nhóm thực phẩm nhiều kẽm như ức gà, ngũ cốc, đậu xanh, hạt bí ngô…

+ Ăn nhiều thức ăn lỏng như cháo loãng, súp, canh…

bi-cum-khi-mang-thai-3

Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu

- Điều trị bằng biện pháp dân gian:

+ Dùng tỏi: Tỏi là kháng sinh tự nhiên rất tốt giúp trị cảm cúm. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc nướng tỏi để chống lại virus.

+ Xông hơi bằng các loại lá dân gian: Bạn có thể dùng 1 nắm lá bưởi, tía tô, kinh giới… để xông hơi giúp giảm các triệu chứng cảm cúm.

+ Gừng: Bạn dùng gừng giã nhỏ, đun sôi uống mỗi ngày 2 cốc cũng giúp ngăn ngừa virus hiệu quả.

Muốn phòng tránh tốt nhất bạn nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Nếu bạn lo lắng có thể tiêm phòng trong thời điểm mang thai theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên vệ sinh cá nhân, tăng cường bổ sung vitamin C để tăng hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật.

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI