Bà bầu bị ho khi mang thai: Tuyệt đối không coi thường

03:55 Ngày 12/01/2021
Dân gian thường có câu “ho mọc tóc” để bà bầu yên tâm về những cơn ho dai dẳng trong thai kì. Tuy nhiên, ho lại là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác như: viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản… Liệu rằng ho nhiều khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không và khi nào thì cần phải đi khám? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây ho khi mang thai

Ho có rất nhiều biểu hiện như ho khan, ho có đờm, ho gà kèm theo riếng rít. Ho không đơn thuần là “mọc tóc” như mẹ bầu vẫn nhầm tưởng mà có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như:

- Ho gà: Đây là tình trạng ho rất nhiều kèm theo tiếng rít lớn. Ho gà có thể khiến co bóp tử cung làm tăng nguy cơ động thai, ra máu. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên tiêm phòng ngừa ho gà - Tdap vào khoảng tuần thứ 27 hoặc 36 của thai kì để bảo vệ mẹ và con.

- Viêm mũi thai kì: Ước tính khoảng 30% chị em bị nghẹt mũi trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này thường không gây nên các triệu chứng về đường hô hấp và có thể biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần đầu sau sinh.

- Bệnh thanh quản thai kì (Laryngopathia gravidarum): Hầu hết chị em đều có thể bị viêm nhẹ ở thanh quản, không được coi là nhiễm trùng cấp hay mãn tính. Tình trạng này chủ yếu là hormone thai kì gây nên và có thể khỏi hẳn sau khi sinh.

- Do nhiễm virus: Khi bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm cúm do virus đều có thể khiến hệ thống miễn dịch bị tấn công dẫn đến ho nhiều, mệt mỏi, sốt, lạnh…

- Do trào ngược thực quản: Khi tử cung lớn dần sẽ gây áp lực đến dạ dày làm dịch dạ dày dễ trào lên đường hô hấp dẫn đến ho nhiều. Tình trạng ho chủ  yếu diễn ra khi mẹ bầu đi ngủ.

- Do hen suyễn: Nếu mẹ bầu có tiền sử bị hen suyễn trước đó sẽ có biểu hiện ho nhiều, khó thở, thở rít.

- Do co thắt phế quản: Khi các cơ phế quản hoạt đông quá mức có thể dẫn đến những cơn ho suốt thai kì.

ba-bau-bi-ho-khi-mang-thai-1

Bà bầu bị ho khi mang thai do rất nhiều nguyên nhân gây nên

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Rất nhiều mẹ bầu lo lắng không biết bị ho trong khi mang thai có gây hại thai nhi không, dưới đây là câu trả lời:

- Ảnh hưởng của bệnh ho đối với mẹ:

Ho nhiều khi mang thai có thể gây ra khó chịu, thậm chí gây són tiểu, mất ngủ cho mẹ bầu. Chị em khi mang thai có thể bị lo lắng dẫn đến áp lực tâm lý do ho nhiều, dẫn đến căng thẳng, stress, khó chịu.

- Ảnh hưởng của bệnh ho đối với thai nhi:

Tình trạng ho nhiều có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu như mẹ bầu bị virus cúm, vi trùng… Các tác nhân này có thể dẫn đến sinh non, dị tật thai nhi, sảy thai ngoài ý muốn…

Ngoài ra, ho nhiều cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của người mẹ. Sự thật là mặc dù em bé trong bụng sẽ cảm thấy bụng mẹ di chuyển lên xuống khi bạn ho nhưng các bác sĩ cho rằng ho hầu như không ảnh hưởng đến em bé. Lí do là bởi nước ối sẽ giúp bảo vệ bào thai.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các triệu chứng khác đi kèm như sốt cao, ho có đờm vàng hoặc xanh, đau tức ngực, khó ngủ…. cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Xem thêm: Bị cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kì nguy hiểm như thế nào?

Phòng ngừa ho hay cảm lạnh cho bà bầu như thế nào cho đúng?

Để tránh bị ho hoặc cảm lạnh khi mang thai, bạn hãy chú ý một vài điều dưới đây:

- Duy trì lối sống lành mạnh:

Bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ nhất cho thai nhi. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp ngủ đủ, tập thể dục thường xuyên mỗi ngày, bổ sung vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp tránh tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm để ngăn ngừa lây bệnh.

Nếu bị ngứa rát cổ họng bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý xúc miệng mỗi ngày 2 lần để giảm ho ngứa.

ba-bau-bi-ho-khi-mang-thai-2

Bổ sung dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng

- Tham khảo trị ho bằng dân gian:

Bạn có thể tham khảo các cách trị ho dân gian như dùng quất ngâm với đường phèn, dùng lá húng chanh, gừng, tỏi để trị ho. Bạn có thể tham khảo 2 cách trị ho đơn giản dưới đây:

+ Dùng quất chưng mật ong: Bạn dùng 3 quả quất cắt đôi, cho thêm 10ml mật ong vào chưng trong nồi cơm điện và ngậm nhiều lần trong ngày.

+ Mỗi ngày dùng 2 ly trà gừng với chanh và trộn với mật ong để giảm ho.

Ngoài ra, bạn nên tăng cường uống nước để làm mát cổ họng và kết hợp với ăn uống nhiều hoa quả giàu vitamin C như cam, chanh, sữa chua… để tăng cường hệ miễn dịch. Chúc bạn có 9 tháng mang thai an toàn và khỏe mạnh!

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI