90% mẹ bầu bị ốm nghén khi mang thai: Khi nào nên lo lắng?

08:54 Ngày 12/12/2020
Ốm nghén khi mang thai là triệu chứng mẹ bầu nào cũng phải đối mặt. Tuy nhiên những mẹ bầu bị ốm nghén nặng sẽ có biểu hiện như thế nào? Bí quyết giúp mẹ bầu loại bỏ cơn ốm nghén là gì? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!

90% mẹ bầu bị ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén là tình trạng phổ biến diễn ra chủ yếu ở 3 tháng đầu mang thai. Cá biệt vẫn có trường hợp mẹ bầu ốm nghén suốt 9 tháng mang bầu. Chị em sẽ có các biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều, sợ mùi vị, chán ăn, mệt mỏi… Tùy cơ địa mà mẹ bầu bị ốm nghén nặng hoặc nhẹ khác nhau.

Nguyên nhân gây nên ốm nghén là do các yếu tố sau:

  • Do nội tiết tố trong cơ thể của người mẹ đột ngột tăng cao. Đặc biệt là hormone progesterone sẽ làm giãn cơ hệ tiêu hóa khiến bạn dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: nôn, ợ hơi, khó tiêu, táo bón… Lượng hormone này liên tục tăng lên trong 9 tháng mang thai giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ chảy máu, động thai trong thai kì.
  • Do cơ thể của người mẹ chưa thích nghi được với sự hình thành của thai nhi trong giai đoạn đầu nên mẹ bầu thường có triệu chứng nghén, nôn mửa nhiều. 
  • Một số đối tượng mẹ bầu bị nôn nghén nặng thường thuộc nhóm mang thai lần đầu, có tiền sử nôn nghén nhiều ở lần mang thai trước đó, thừa cân béo phì, mang song thai, đa thai…
  • Ngoài ra với mẹ bầu có sẵn những vấn đề về tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm tá tràng… cũng nôn nghén nặng hơn người bình thường.

om-nghen-khi-mang-thai-1

Mẹ bầu nôn nghén nhiều có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Ốm nghén khi nào đáng lo ngại?

Hầu hết các mẹ bầu khi bị ốm nghén sẽ có các triệu chứng lâm sàng như sau:

  • Giai đoạn đầu: Mẹ bầu bị nhạt miệng, tiết nước bọt nhiều, khó chịu, thèm ăn món gì đó lạ hoặc thay đổi khẩu vị. Mẹ bầu có thể sợ cơm (hoặc thèm cơm), thèm chua, cay…
  • Giai đoạn sau: Buồn nôn và nôn rất nhiều. Mẹ bầu chỉ cần đánh răng, ngửi hoặc nghĩ đến thức ăn là đã có thể nôn.

Nôn nghén có thể khiến sức khỏe mẹ bầu giảm sút, sụt cân nhanh, da xanh, thiếu máu, không ăn uống được.

Dự vào mức độ nôn nghén mà bác sĩ phân loại như sau:

- Nghén thông thường:  Hầu hết mẹ bầu đều bị nôn ói ở mức độ vừa phải. Mẹ bầu vẫn có thể ăn uống nhẹ nhàng, không bị sút cân. Sau 3 tháng đầu, các biểu hiện nghén, nôn ói sẽ giảm dần.

- Nghén nặng: Nôn nghén nặng sẽ khiến mẹ bầu không thể ăn uống được, chán ăn và giảm cân rất nhanh trong 3 tháng đầu. Hệ quả là mẹ bầu bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt. Nghén nặng là bệnh lý bao gồm các giai đoạn sau:

+Giai đoạn nôn mửa và gầy mòn: Thường diễn ra từ 4 – 6 tuần. Chị em có biểu hiện nôn nhiều cả ngày. Mới đầu có thể nôn ra thức ăn, sau là dịch vị, mật xanh, vàng khiến dạ dày co thắt. Tình trạng này sẽ khiến bạn bị sút cân, mất nước, đi tiểu ít, rối loan điện giải.

+ Giai đoạn mạch nhanh và rốì loạn chuyển hoá: Mẹ bầu nôn nhiều, nôn khan, gầy mòn, hơi thở có mùi, da nhăn nheo. Mẹ bầu còn bị ảnh hưởng tâm lí, bi quan, lo lắng không yên. Kết quả xét nghiệm có số lượng hồng cầu và hermatocrit tăng cao gây rối loạn chuyển khóa, viêm thận.

+ Giai đoạn có biến cố thần kinh: Đây là hậu quả khi cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, nôn khan, mê sảng, co giật… Kết quả xét nghiệm nước tiểu có aceton, muối mật, ure tăng cao trong máu.

om-nghen-khi-mang-thai-2

Nếu nôn nghén khiến bạn mệt mỏi cần lập tức đi khám để được tư vấn điều trị kịp thời

Xem thêm: Bí quyết giảm nôn nghén siêu hiệu quả trong thai kì

Biện pháp giảm nôn nghén cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu

  • Điều trị bằng thuốc Tây y:

Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc chống nôn, giảm tiết dịch nước bọt như: Atropin, Metoclopramid (Primperan 10mg/viên) hay Motilium M 10mg/viên, vitamin B6, Magie, ... Các loại thuốc này có thể tiêm hoặc uống tùy vào thể trạng. Bạn tuyệt đối không được phép tự ý điều trị nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, mẹ bầu còn cần phải sử dụng các thuốc chống mất nước, rối loạn điện giải… để giảm thiểu nôn nghén theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Thay đổi chế độ sinh hoạt:

+ Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều ở phòng yên tĩnh, không nên vận động nặng.

+ Tránh tiếp xúc với các loại thực phẩm gây khó chịu như cá, tôm, mùi sơn móng tay, cà phê…

+ Uống nước nhiều để tránh bị mất nước.

+ Chia nhỏ các bữa ăn, tránh để dạ dày trống trơn sẽ gây buồn nôn nhiều hơn.

+ Bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế ăn đồ nhiều đường, nhiều dầu mỡ, tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả…

+ Giữ tâm trạng lạc quan, không lo âu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

om-nghen-khi-mang-thai-3

Chế độ ăn ngăn ngừa ốm nghén

  • Điều trị bằng thảo dược:

Ốm nghén khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Ốm nghén có thể làm tăng nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai ngoài ý muốn. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Khang mẫu nhi được bào chế dựa trên bài thuốc cổ “Thái sơn thạch bàn thang” được Y học cổ truyền ứng dụng bồi bổ khí huyết, dưỡng thai cho mẹ bầu.

om-nghen-khi-mang-thai-4

Khang mẫu nhi - sản phẩm an thai cho mẹ bầu

Ngoài những thảo dược quý trong bài thuốc cổ, Khang mẫu nhi còn kết hợp các dược liệu an thai nổi tiếng khác như: Hoàng cầm, Bạch truật, Củ gai, Tục đoạn, Sa nhân… kết hợp với các vị thuốc bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng như: Đương quy, Hoa hòe… Khang mẫu nhi hỗ trợ an thai cho mẹ bầu. Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt, an toàn tuyệt đối với phụ nữ mang thai.

Khang mẫu nhi – Bổ khí huyết, dưỡng an thai

Công ty Dược phẩm Khang Linh

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà CT2A khu đô thị mới Nghĩa Đô, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0982.91.55.53

 

Tags: Hỏi đáp chuyên gia
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
Hỏi chuyên gia
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI